Pages

Tuesday, October 20, 2015

Đối đầu Mĩ – Trung lờ mờ hiện ra trong vùng biển rắc rối ở Biển Đông

Đối đầu Mĩ – Trung lờ mờ hiện ra trong vùng biển rắc rối ở Biển Đông

(Bản dịch đã đăng trên adminbasam on 18/10/2015)
US-China confrontation looms in troubled waters of South China Sea

SMH (17-10-2015)
Nick O’Malley, Phóng viên Mĩ của Fairfax Media


Tàu chiến Mĩ dự kiến sẽ thách thức chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trong việc thực hành quyền tự do đi lại.
H1Bộ trưởng Quốc phòng Maurice Payne, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop và Ngoại trưởng Mĩ John Kerry tại một cuộc họp báo ở hội đàm quốc phòng Mỹ-Úc. Ảnh: AP
Nếu bạn định thiết kế một khu vực biển có đặc điểm sẽ gây ra tranh chấp giữa các nước, bạn không thể nào làm tốt hơn việc hình thành Biển Đông.
Như Robert Kaplan, một cựu thành viên trong Ban Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc, viết trong cuốn sách của mình: Vạc dầu Châu Á, Biển Đông và sự chấm dứt của khu vực Thái Bình Dương ổn định (Asia’s Cauldron, The South China Sea and the End of a Stable Pacific), [Biển Đông là nơi có] chủ quyền tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Việt Nam, hơn một nửa trọng tải giao thương thế giới tới lui qua đoạn yết hầu hàng hải này giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
“Cái gọi là thực hành quyền tự do đi lại có thể chứng kiến các tàu hải quân Mĩ và Trung Quốc hoạt động cách nhau trong vòng 1000 mét ở vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”.
Nằm bên dưới vùng biển đó là khoảng 900 ngàn tỉ feet khối khí đốt tự nhiên và 130 tỉ thùng dầu.
H1Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải, và Tổng thống Mĩ Barack Obama trên bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng ở Washington. Ảnh: Bloomberg
Yêu sách Trung Quốc đối với những mảng rộng lớn của Biển Đông đã mở rộng cùng nhịp với sự nâng lên về kinh tế và quân sự của họ.

Năm 2010 Trung Quốc cho Mĩ biết rằng họ coi khu vực này là ‘lợi ích cốt lõi’ và năm sau đó tờ Hoàn Cầu, phụ bản báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản, đã viết một xã luận, cảnh báo các nước khác đừng coi cách tiếp cận hòa bình của Trung Quốc đối với các tranh chấp trong khu vực là chuyện đương nhiên.
“Nếu những nước này không chịu thay đổi cách cư xử với Trung Quốc, họ cần chuẩn bị nghe tiếng đại bác gầm. Chúng ta cần sẵn sàng cho điều đó, vì đó có thể là cách duy nhất để các tranh chấp ngoài biển được giải quyết”.
Đúng lúc Trung Quốc quyết tâm khẳng định quyền lực chiến lược mới của họ ở đây, Mĩ cũng quyết không cho phép họ tạo ra những chuẩn mực quốc tế mới ở Biển Đông.
Nếu như có chiến tranh giữa Trung Quốc và Mĩ, đây chính là chỗ mà mọi người lo ngại nó có thể bắt đầu, đây chính là chỗ mà các nhà quan sát kì vọng Mĩ sẽ kiểm nghiệm quyết tâm của Trung Quốc trong những ngày tới.
Mấy tuần qua, có nhiều tường thuật từ các nguồn hải quân cấp cao của Mĩ – có nêu tên và không nêu tên – rằng Hải quân Mĩ đang có kế hoạch thực hiện điều mà họ gọi là thực hành quyền tự do đi lại qua các vùng biển mà Mĩ tin rằng Trung Quốc đang đòi chủ quyền phi pháp.
Hôm Thứ Năm, Phó Đô đốc Peter Daly, từng chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay trong chiến tranh Iraq trước khi nghỉ hưu, nói với Fairfax Media rằng tất cả các dấu hiệu và chuyện trò ngoại giao mà ông chứng kiến, gơi ra rằng, một cuộc thực hành như vậy sẽ được tiến hành trong vài ngày tới.
Cái gọi là thực hành quyền tự do đi lại có thể chứng kiến các tàu hải quân Mĩ và Trung Quốc hoạt động cách nhau trong vòng 1000 mét ở vùng biển Trung Quốc đòi chủ quyền.
Để hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này, cần phải hiểu yêu sách của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng họ sở hữu một chuỗi các đảo nhỏ và các rạn đá trải rộng trên 2000 km biển. Phần lớn của yêu sách này bị nhiều nước láng giềng tranh chấp mà hầu hết trong số họ được Mĩ ủng hộ về quân sự, ngoại giao.
Một số thể địa lí này đang trong tình trạng có các yêu sách đối kháng của các quốc gia khác.


<i></i>
Đối mặt với sự phản đối quốc tế và để củng cố yêu sách của mình, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn đá trong khu vực này, và khu vực 12 hải lí xung quanh khu đất được bồi tạo, coi như là lãnh hải độc quyền.
Hồi tháng 9, Mĩ tiết lộ rằng không những việc bồi tạo đang tăng tốc mà các cơ sở cảng và đường băng cũng đang được xây dựng trên nhiều đảo.
Mỹ và nhiều nước khác đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, lưu ý rằng Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc không kéo dài phạm vi áp dụng ra cho đất bồi tạo.
“Không thể chế tạo chủ quyền”, Daly nói.
Hơn nữa, Mĩ cho biết, đáng lẽ Trung Quốc không được hoạt động trên đảo tranh chấp trước khi các tranh chấp giải quyết xong.
Và như vậy chúng ta đi đến một cuộc giằng co. Để khẳng định điều mà họ xem là luật pháp quốc tế rõ ràng, Mĩ dường như đang lên kế hoạch cho một đội tàu chạy băng qua khu vực 12 hải lý, xung quanh một hoặc nhiều hơn trong số các đảo bồi tạo hoặc có tranh chấp này.
Chính Daly đã từng tiến hành cách thực hành tương tự nhiều lần, nói rằng ông không biết Hải quân Mĩ đang có kế hoạch sử dụng loại tàu nào, mặc dù trong quá khứ thường triển khai từ một đến ba tàu khu trục.
Daly nói, dự kiến Trung Quốc có thể dùng các tàu chiến của họ bám sát theo đội tàu Mĩ.
Daly tin rằng việc thực hành này mà ông mô tả như lệ thường, sẽ được hoàn thành mà không có xung đột, và phản ứng của Trung Quốc đối với việc này sẽ là phản ứng ngoại giao.
Mỹ nhấn mạnh không theo đứng về phe nào trong các tranh chấp chủ quyền trong khu vực, họ chỉ đơn giản muốn nhấn mạnh tới việc khẳng định quyền tự do đi lại.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”, Tổng thống Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington hồi tháng trước. Các quan chức Mỹ và các nhà ngoại giao cấp cao đã sử dụng những lời lẽ giống như vậy nhiều lần kể từ đó.
Úc cũng đã nhắc lại lập trường đó.
Dù vậy Trung Quốc vẫn không cho thấy dấu hiệu xuống nước. Quả vậy Bill Bishop, tác giả của Sinocism China Newsletter, nói trong buổi phỏng vấn do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – một nhóm chuyên gia tư vấn hàng đầu của Mĩ – công bố, rằng với kiểu cách tuyên truyền của họ thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có chỗ để thụt lùi – hiện nay người dân Trung Quốc coi Biển Đông như là một bộ phận của Trung Quốc.
Bishop nói với CSIS rằng thậm chí việc bồi tạo đất của Trung Quốc có thể sẽ tăng thêm trong những tháng tới vì Bắc Kinh tin rằng chính quyền sắp tới của Mỹ do Hillary Clinton hay do một nhân vật Cộng hòa đứng đầu vào năm 2017 có thể sẽ quyết đoán hơn.
Trong chuyến thăm Washington, DC, của Tập Cận Bình hồi tháng trước, vỡ diễn ngoại giao hoành tráng đó phần lớn đi theo kịch bản, ngoại trừ một lời bình luận của Tập Cận Bình trong buổi họp báo ở Nhà Trắng.
Obama đã khẳng định lại ý định của Mỹ về việc đi lại trên biển và trên không, ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.
Tập Cận Bình đã đưa ra một lời đáp trả mà các nhà quan sát ở thủ đô Mĩ vẫn còn đang tranh luận, nói rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hoá các đảo đang bàn. Theo một nhà quan sát ở Washington, quan chức Trung Quốc tại sự kiện này có vẻ bị sốc trước lời đáp trả này, và các nhà bình luận không thống nhất về ý nghĩa của nó.
Có thể đó là chính sách đã thay đổi? Có thể đó là một sự nhầm lẫn?
Như Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp châu Á, kiêm giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại CSIS, gợi ý rằng, đó có thể vì Trung Quốc không xem việc tạo ra các cảng và sân bay, thậm chí radar, hoặc thiết bị định vị là quân sự hoá chăng?
Dù theo cách nào, các quan chức Mỹ đã nhìn thấy một lổ hổng trong cách phát ngôn này và họ đang luồng qua đó, tìm mọi cơ hội để dựng nó như vị thế mới của Trung Quốc.
Úc có vẻ đang hát cùng một bài hát.
Trong họp báo chung ở cuộc đàm phán quốc phòng Mĩ – Úc hàng năm ở Boston tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop nhận xét, “Chúng tôi lưu ý và chúng tôi thật sự hoan nghênh phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ở đây tại Hoa Kỳ, tại Washington, rằng Chính phủ Trung Quốc không có ý định quân sự hoá quần đảo Trường Sa. Và chúng tôi hoan nghênh tuyên bố đó và chúng tôi chắc chắn muốn Trung Quốc phải giữ lời”.
Nếu và khi các tàu chiến Mĩ thật sự lách vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông dưới mắt của các lực lượng đối nghịch nhau trong những ngày tới, Daly tưởng tượng thái độ trên tàu sẽ tập trung, lặng im và trầm tĩnh.
Về các hoạt động nhự thế này, ông nói “Nó không hoàn toàn giống như bất kì ngày nào khác”, dù đó là một phần của các hoạt động bình thường. Ông nói tiếp, nhưng khi hai lực lượng đến gần với nhau tới mức như vậy thì những rủi ro về một sự cố không lường trước nào đó sẽ tăng lên.

No comments:

Post a Comment