Pages

Sunday, May 17, 2015

Nguy cơ chạm trán hải quân Mĩ-Trung ở Biển Đông tăng lên

Nguy cơ chạm trán hải quân Mĩ-Trung ở Biển Đông tăng lên




David Yang - Intelligence Weekly IHS Jane
14 tháng 5 năm 2015




Không ảnh này, được chụp qua cửa sổ của một máy bay quân sự hôm thứ Hai 11 Tháng 5 năm 2015, cho thấy Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Nguồn: PA

SỰ KIỆN


Ngày 12 tháng Năm, truyền thông Hoa Kì tđã đưa tin rằng quân đội Mĩ đang xem xét việc phái máy bay do thám quân sự và tàu hải quân tới trong vòng 12 hải lí các thể địa lí do Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Giới hạn lãnh hải thông thường theo Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là 12 hải lí. Bản tin đã xuất hiện một ngày sau khi tàu USS Fort Worth, một tàu chiến duyên hải của Hải quân Mĩ, đã bị một chiến hạm hải quân Trung Quốc theo đuôi trong khi tuần tra ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc đã tiến hành các dự án bồi tạo đất đai rộng lớn quanh một số đảo nhỏ và các rạn san hô mà nó chiếm đóng. Ngày 13 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về bản tin này và yêu cầu Mĩ làm rõ.

Trung Quốc yêu sách hầu hết các đảo ở Biển Đông, một yêu sách đang bị các quốc gia khác trong khu vực kình chống, quan trọng nhất là Việt Nam và Philippines. Mặc dù một số bên tranh chấp quần đảo Trường Sa cũng đã tiến hành bồi tạo đất, những việc làm này của Trung Quốc là đáng lưu ý vì tốc độ và tầm cỡ của chúng. Theo UNCLOS, chỉ có các thể địa lí đất tự nhiên  thuờng xuyên trên mực nước biển mới được hưởng lãnh hải xung quanh, trong khi rất nhiều thể địa lí Trung Quốc chiếm đóng bị chìm dưới nước khi triều cao. Mặc dù Hoa Ki đã tuyên bố không bao giờ chấp nhận yêu sách lãnh hải của Trung Quốc xung quanh bất ki tthể địa lí ngầm nào, nhưng cho đến nay quân đội Mĩ đã tự chế không vượt qua giới hạn 12 hải lí.



DỰ BÁO

Bất kì máy bay tuần tra hải quân Mĩ nào vi phạm giới hạn 12 hải lí sẽ bị Bắc Kinh coi là cố ý vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, và có lẽ sẽ gây ra một cuộc đối đầu ngoại giao giữa Hoa Kì và Trung Quốc. Với một loạt vấn đề an ninh toàn cầu và kinh tế đòi hỏi có sự hợp tác của Trung Quốc, đặc biệt là tình hình ngày càng bất ổn ở Bắc Triều Tiên, không có khả năng Nhà Trắng sẽ trực tiếp thách thức yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc vào thời điểm này. Thay vào đó, Mĩ có thể sẽ đáp ứng với sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với các nuớc Đông Nam Á như đã làm vào hồi tháng 10 năm 2014, khi Mĩ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của mình đối với Hà Nội, áp đặt từ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Trong tình  huống hiện nay, có khả năng các tàu của Mĩ sẽ tuần tra gần đuờng giới hạn 12 hải lí mà không vuợt qua đó.

No comments:

Post a Comment