Pages

Saturday, August 30, 2014

Tài liệu vẽ/viết tay cho thấy Trung Quốc cũng đã khống chế Việt Nam ở thế kỉ 19 nữa

Tài liệu vẽ/viết tay cho thấy Trung Quốc cũng đã khống chế Việt Nam ở thế kỉ 19 nữa

  
These old manuscripts show China dominated Vietnam in the 1800s, too

Lily Kuo 
Quartz (26/8/2014)

(Dịch bài này nhưng tôi thấy ngờ ngợ vì trong các bản đồ ghi tiếng Trung lẫn lôn giữa dạng phồn thể và giản thể, chằng hạn 'cổng Chánh Dương' ghi là  đáng lẽ phải ghi theo kiểu phồn thể là 正陽, còn nếu ghi giản thể như hiện nay là 门. Không rõ ngày xưa các cụ có dùng cách viết mà ngày nay được gọi là giản thể lẫn lộn với phồn thể như thế không - có thể viết như vậy vì lí do tiện lợi chăng?)


Cổng Chánh Dương (正陽门), Bắc Kinh, dẫn đến Tử Cấm Thành.

Một trong những sự kiện lịch sử mà các quan chức và các nhà ngoại giao Trung Quốc ưa chuộng, thường trích dẫn là trong nhiều thế kỉ, Trung Quốc chưa từng là là một cường quốc thực dân (đường dẫn bằng tiếng Trung) mà thường xuyên là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân của các cường quốc phương Tây cũng như Nhật Bản. Điều đó không hoàn toàn là sự thật - và việc công bố tài liệu số hoá mới đây các bản đồ cổ và bản văn viết tay của Việt Nam được lưu giữ tại giúp cho thấy tại sao như vậy.

Trong nhiều thế kỉ trước khi triều đại nhà Thanh sụp đổ (kết thúc cai trị đế quốc Trung Quốc vào cuối thế kỉ 19) Trung Quốc là quê hương của vương quốc hùng mạnh nhất trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Chính sách đối ngoại của Vương quốctrung tâm vào thời đó được dựa trên hệ thống triều cống, trong đó các nước "bề tôi" và nước ngoài chỉ được chấp nhận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc nếu lãnh đạo các quốc gia này mang lễ vật đến thủ đô Trung Quốc "để thừa nhận quyền lực tối thượng của Trung Quốc", như Thư viện Anh giải thích. Đổi lại các cống vật, vua Trung Quốc sẽ công nhận quyền cai trị của người nộp cống vật và ngưng việc xâm lược nước của họ miễn là chính sách của họ không làm Trung Quốc phiền lòng.

Dĩ nhiên, điều này thuộc lịch sử thời xưa. Nhưng dưới ánh sáng sự căng thẳng gia tăng về lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông và Hoa Nam, hậu cảnh này đã làm sáng tỏ thêm, chẳng hạn, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam đối với các hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Đó không phải chỉ về việc Trung Quốc đang xâm lấn vào vùng biển mà Việt Nam tin rằng thuộc về Việt Nam, như quy định trong luật biển quốc tế - các nhà lãnh đạo và công dân Việt Nam đang ngăn trở việc quay trở lại với mô hình lịch sử về sự quỵ luỵ đối với Trung Quốc.

Các bản vẽ/viết tay ghi lại một trong nhiều chuyến đi sứ triều cống do vua Tự Đức của Việt Nam phái đi năm 1880. Theo thư viện, bản vẽ có thể muốn ghi lại cuộc hành trình chi tiết các tuyến đường, núi, sông, cầu, và các thành phố vượt qua. Đoàn đi sứ này là một trong số những nỗ lực – các đoàn trước đó, đã bị người Pháp làm dang dỡ, vì vậy các bản đồ này có thể đã được ghi nhận để kỉ niệm chuyến đi hoàn thành đó.

Bên ngoài cổng Quảng Ninh.(廣寧門 / 广宁门)




Trấn Nam Quan (鎮南關 - chú thích của ND)

Đi tới huyện An Túc (安肃县) tỉnh Hà Bắc, phía bắc sông Hoàng Hà, lộ trình đã đưa họ qua nhiều ngôi đền và chùa Bạch tự.

 
Bản đồ này cho thấy phái đoàn đi sứ Việt Nam đi qua huyện Củng (珙县) ở tỉnh Hà Nam và qua sông Lạc (洛河).

 
Bản đồ vẽ tay ghi tên các thị trấn khác nhau cùng khoảng cách giữa chúng với nhau.

Trong tuần này, Việt Nam cử một phái viên sang Trung Quốc để xoa dịu mối quan hệ, ông nhắc lại sự cần thiết về "quan hệ lành mạnh" giữa hai quốc gia. Hiện chưa rõ liệu ông ta có cần một bản đồ để tìm đường đi ở đó không.

No comments:

Post a Comment