Pages

Thursday, August 1, 2013

Mỹ, Việt Nam và Campuchia

Kiểu chính trị thực dụng quay trở lại

 Realpolitik redux
Hai kẻ thù cũ được Chính quyền Obama đối xử theo hai cách khác nhau
The Economist 03 tháng 8 năm 2013

Ngày 25 tháng 7 Tổng thống Barack Obama đón mừng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng. Đó chỉ là lần thăm viếng thứ hai cấp nguyên thủ quốc gia của Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai kẻ thù cũ vào năm 1995. Cuộc gặp gỡ là một tầm cao mới theo nghĩa của cái gọi là quan hệ "đối tác toàn diện".

So sánh sự vồn vã này với cách mà Mỹ đối xử với lãnh đạo của Campuchia, nước cũng hứng chịu khủng khiếp bom đạn Mỹ trong thập niên 1960 và thập niên 70. Khi Obama có cuộc gặp gỡ duy nhất với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh năm ngoái thì những  người phát ngôn Hoa kỳ đã cố sức đồ đậm rằng bầu không khí là "căng thẳng" khi ông Obama lên lớp ông Hun Sen về các vi phạm nhân quyền ở Campuchia. Đường lối cứng rắn của Tổng thống được nhóm các nhà chính trị Mỹ vận động hành lang to tiếng ủng hộ, họ đòi Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ nếu cuộc bầu cử Campuchia không "đáng tin cậy". Một số thậm chí còn muốn các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á đang tài trợ tái thiết của Campuchia, cũng làm như vậy.

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam có xứng đáng để được ôm sát trong khi các nhà lãnh đạo Campuchia bị giữ một khoảng cách hay không? Dựa theo các tiêu chí dân chủ và nhân quyền, câu trả lời có lẽ là không.

Cuộc bầu cử của Campuchia là không hoàn hảo, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng cuộc bầu cử lần này là cởi mở và có cạnh tranh hơn so với hai lần trước (như kết quả chứng thực). Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam chẳng bận tâm chút nào tới các cuộc bầu cử. Họ cũng chẳng chấp nhận bất kỳ hình thức cạnh tranh chính trị nào hết. Đàn áp đầy rẫy. Số các blogger và các nhà phê bình khác bị kết án trong nửa đầu năm 2013 về các tội như là “tuyên truyền chống nhà nước” đã vượt quá số người bị kết tội tương tự suốt cả năm ngoái, theo nhóm vận động hành lang Human Rights Watch. Phong cách độc đoán của Hun Sen chắc chắn là côn đồ nhưng dường như đã giảm bớt đi một ít.

Ở Washington một vài nhà lập pháp Mỹ, được cộng đồng người Mỹ gốc Việt to giọng ủng hộ, than phiền về cách đối xử mềm mỏng đối với nhà lãnh đạo hiện nay của Việt Nam. Nhưng dường như chẳng ai lắng nghe.

Lý do của sự khác biệt trong cách đối xử nằm ở thực tế rằng chính quyền Obama đã chọn Việt Nam làm đồng minh trong chiến lược “chuyển trục“ an ninh của Hoa Kỳ về châu Á. Việt Nam là cường quốc đáng kể trong khu vực, và quan trọng hơn, Việt Nam mạnh mẽ một cách đáng nễ đối đầu với đối thủ mới của Mỹ, Trung Quốc, trong các tranh chấp biển trong vùng. Mỹ cũng muốn Việt Nam trở thành một thành viên của liên minh thương mại tự do mới của mình là Tổ chức đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và dường như chú ý nhiều tới hai mục tiêu địa chiến lược này. Campuchia, trái lại, là đồng minh chính của Trung Quốc trong khu vực và sẽ không tham gia TPP trong thời gian trước mắt. Chính trị thực dụng vốn rất thịnh hành trong những năm 1970, bây giờ quay trở lại.

Bản dịch cũng đã đăng ở đây: http://208.83.223.238/doc-gia-viet/my-viet-nam-va-cambodia-kieu-chinh-tri-thuc-dung-quay-tro-lai/

No comments:

Post a Comment