Pages

Sunday, November 11, 2012

Con đường trước mặt ở biển Đông

Đây là bài viết của David Brown, một nhà ngoại giao Mĩ đã nghỉ hưu. Trong bài tác giả hướng ASEAN theo con đường có thể có lối ra cho tranh chấp biển Đông nhưng khá 'sốc' và cũng thật 'phũ phàng' đối với các nước nhỏ như VN ta . Xin dịch lại giới thiệu với mọi người cùng tham khảo.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Con đường trước mặt ở biển Đông
(Asia Times 7-11-12)
David Brown

Những hi vọng to tát không thực tế đã được đầu tư vào ý tưởng rằng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tạo thành một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á. Người ta nghĩ rằng các nước ASEAN, do bị yêu sách "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các "vùng nước liên quan" của Trung Quốc có vẻ vươn gần đến Singapore làm gắn bó lại với nhau, sẽ xác định rõ lợi ích chung và vạch một lằn ranh mà các cường quốc không thuộc khu vực như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và đặc biệt là Hoa Kỳ có thể hậu thuẫn.

Tuy nhiên, ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận và thương lượng không đối đầu, trong trường hợp này là một lỗ hổng chết người. Bốn trong số 10 thành viên của nó - Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan – luôn đặt ưu tiên gìn giữ mối quan hệ song phương mặn nồng với Trung Quốc lên trên sự thống nhất của ASEAN. Do chia rẽ như vậy, các thành viên của ASEAN đã bàn bạc không có kết thúc để tìm kiếm một khuôn khổ thoả mãn tối thiểu tham vọng của Bắc Kinh.

Về điều này, họ đã nhận được không nhiều sự giúp đỡ từ Bắc Kinh. Trung Quốc lẫn tránh mọi đề nghị của ASEAN về việc thiết lập chế độ quản lí xung đột, bao gồm cả cái gọi là Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông. Bắc Kinh sẽ không đồng ý việc trọng tài phân xử các yêu sách đối nghịch nhau hoặc thậm chí các cuộc thảo luận với nhiều hơn một nước cùng một lúc. Thậm chí Trung Quốc cũng chẳng màng đến việc chỉ làm rõ các yêu sách của họ ở biển Đông là gì. Và như vậy, trong hai thập kỉ qua, vô số các cuộc họp ASEAN đều gác lại công việc này.

Bốn trong số 10 nước thành viên ASEAN ở tuyến đầu của tranh chấp. Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam yêu sách chủ quyền đối với tất cả hay một phần quần đảo Trường Sa, một khu vực gồm các rạn đá, đảo đá và đảo nhỏ nằm lổn nhổn đầu phía nam của biển Đông. Kiểm soát các "thể địa lí" sẽ có thể yêu sách chủ quyền vùng biển xung quanh chúng. Việt Nam và Philippines yêu sách thêm các đảo nhỏ và các rạn đá xa hơn về phía bắc gần hơn về phía Trung Quốc.

Đối với Hà Nội, những yêu sách này gồm cả quần đảo Hoàng Sa, nằm giữa bờ biển miền trung Việt Nam và đảo Hải Nam, các đảo nhỏ mà Bắc Kinh giật lấy từ các chế độ đã chết Nam Việt Nam vào năm 1974 và ở đó, đầu năm nay, Bắc Kinh dựng lên một quận làm bung xung được cho là bao hết các yêu sách phình to của họ ở biển Đông. Đối với Manila, yêu sách bao gồm bãi cạn Scarborough, khu vực nhiều cá ngoài khơi chỉ cách bờ biển đảo Luzon 200 km, nơi đó hồi tháng 4 họ đã bước ra khỏi một cuộc đối đầu kết thúc nhanh với các tàu tuần dương Trung Quốc.

Không có gì đáng ngạc nhiên, chính Philippines và Việt Nam đã vận động mạnh mẽ nhất cho một đáp trả mạnh mẽ đối với tham vọng của Trung Quốc muốn thống trị các vùng biển trải dài gần 2.000 km về phía nam đảo Hải Nam. Sự nôn nóng của Manila và của Hà Nội lôi kéo hải quân Mĩ can dự có thể là một yếu tố trong tranh chấp đã khiến một số anh em ASEAN của họ khó chịu.

Ngược lại, Malaysia và Brunei đã chủ trương giữ yêu sách nhỏ nhoi hơn. Họ đã giải quyết ổn thoả yêu sách giữa họ với nhau và với Việt Nam, dựa trên các khái niệm được hệ thống hóa trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và luật điều ước quốc tế. Cả hai đã đứng tách khỏi những nỗ lực của Việt Nam và Philippines trong việc bảo vệ yêu sách của họ ở vùng biển phía bắc. Mặc dù có thể không khoan nhượng về tư tưởng, Kuala Lumpur và Bandar Seri Begawan dường như đã cố hi vọng ngược với các bằng chứng đang tăng rằng sự háo ăn của Trung Quốc có thể nuốt hết các vùng biển mà họ yêu sách.

Indonesiavà Singapore cũng chia sẻ mối quan tâm trong việc ngăn cản Trung Quốc theo đuổi các yêu sách phình to của họ. Các vùng biển trong đường chín đoạn tai tiếng của Trung Quốc chồng lấn với vùng đặc quyền khu kinh tế (EEZ) của Indonesia trong vùng phụ cận của quần đảo Natuna. Jakarta và Singapore cho đến bây giờ đã làm nổi bậc bản thân họ là những người ủng hộ chính cho một "giải pháp ASEAN", với Singapore như thường lệ trì hoãn công khai đối với sự lãnh đạo của Indonesia.

Trong khi nhận là sẵn sàng giải quyết mọi thứ song phương, Trung Quốc vẫn cứ ì ra với yêu sách quyền lịch sử trong tất cả các vùng biển bên trong đường chín đoạn. Như vậy Bắc Kinh đang khẳng định quyền sở hữu các nguồn tài nguyên biển trong hơn 85% biển Đông, mặc dù UNCLOS quy định rằng tất cả các quốc gia đều có quyền chủ quyền độc quyền trong khai thác vùng biển liền kề từ bờ biển của họ ra xa đến 200 hải lí, hoặc hơn nữa nếu thềm lục địa của họ rộng hơn, trừ khi chúng giáp với vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác. Trung Quốc đã một mực bác bỏ các quy định của UNCLOS, qua việc tuyên bố các thủy thủ và ngư dân của họ đã sử dụng những vùng biển này từ thời xa xưa.

Tất cả các bên tranh chấp đều có thể viện dẫn tiền lệ lịch sử để biện minh cho yêu sách của mình. Trong nhiều thiên kỉ, biển Đông là một vùng biển chung của toàn cầu. Việt Nam có thể đưa ra hàng tá bản đồ và văn bản nhà nước thế kỉ 18 chứng minh một sự quan tâm bền bỉ nhiều hơn đáng kể trong việc thực hiện chủ quyền đối với các đảo san hô khác nhau ở biển Đông so với Trung Quốc. Giống như ở Trung Quốc, các tài liệu vàng ố này hung nóng tình cảm dân tộc.

Tuy nhiên, lập luận lịch sử không cho ra một lối thoát khỏi mớ bong bong các yêu sách, trừ khi ít ra một số tay chơi ở phía Trung Quốc tin rằng, lâp luận đó được hậu thuẫn bằng sức mạnh không thể bác được. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì có phát biểu nổi tiếng tại cuộc họp ASEAN tổ chức vào tháng 8 năm 2010 rằng: "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó đơn giản là một thực tế."

Vùng nước bị khuấy động
Trong nhiều năm nay, hi vọng về một bước đột phá ngoại giao đã tăng lên trong những tháng mùa thu vào lúc biển Đông xáo động bởi gió mùa. Thời tiết dịu hơn đến, các hành động khiêu khích của Bắc Kinh lại nhân lên, đặc biệt hướng vào việc quấy rối ngư dân Việt Nam và Philippines và dọa các công ty năng lượng thăm dò triển vọng dầu khí đáy biển theo giấy phép do Hà Nội hay Manila cấp.

Bắc Kinh đã dựa vào hàng trăm tàu "an toàn hàng hải" và “bảo vệ thủy sản" có vũ trang để mở rộng sự kiểm soát của họ, trong khi lấp ló phía chân trời là lực lượng hải quân nhân dân ngày càng mạnh của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore nỗ lực gấp đôi để xây dựng sức mạnh không và hải quân của họ. Philippines là kẻ đến muộn trong việc tăng cường quân sự ở biển Đông. Mặc dù Manila đã được thúc đẩy bởi các cuộc xung đột gần đây với Trung Quốc, lực lượng của họ đặc biệt yếu về hoả lực.

Chính sự giàu có dự kiến về dầu và khí đốt dưới đáy biển, được gói trong nỗi hận nhụt chí từ lâu về sự lăng nhục của nước ngoài, đang lôi kéo nỗ lực của Trung Quốc đưa biển Đông về dưới thống trị của mình. Việc ASEAN không bàn ra được một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đang tăng lên này, việc Trung Quốc áp dụng không ngơi nghỉ chiến lược "đàm và lấy", và việc can dự tất yếu xảy ra của Mĩ trong những xung đột này đã khiến các chuyên gia thất vọng.

Chính việc hiểu rõ một Trung Quốc hay trả thù có thể tự sắp xếp nên chiếm ưu thế như thế nào trong cuộc tranh chấp hiện nay đã đánh thức Mĩ. Washington không thích đánh nhau và vẫn chưa rõ Mĩ có thể sẽ phản ứng ra sao nếu Việt Nam hoặc Philippines hoặc thậm chí Singapore rõ ràng trượt vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như khá chắc chắn rằng Washington quyết tâm ngăn chặn không để Bắc Kinh kiểm soát việc lưu thông ngang qua Biển Đông

Nếu ASEAN không lấp đầy lỗ trống, thì ai vào đây? Mĩ và phần còn lại của thế giới cần phải có lập luận vững chắc để biện minh cho sự can dự lâu bền và có hiệu quả. Do mới đây bị cháy bỏng bởi con ngáo ộp vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq, công chúng Mĩ cảnh giác về một cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài. Nhật Bản vốn cảnh giác với một tư thế quyết đoán. Nếu các quốc gia Đông Nam Á dọc bên bờ biển này mong muốn Mĩ và các đồng minh làm cái gì đó nhiều hơn là chỉ thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do lưu thông qua biển Đông thì họ phải làm một điều gì thuyết phục rằng họ cần và đáng giúp đỡ.

Nhiều người trong cơ quan chính sách đối ngoại phương Tây tin rằng Mĩ nên là một đối tác của "Trung Quốc trỗi dậy." Các căng thẳng gia tăng tại biển Đông là một mối đe dọa cho viễn cảnh về một cộng đồng Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng. Sẵn sàng nhường lại phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, giống như ASEAN họ nói rằng họ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp. Nhiều "nhà tư tưởng chiến lược" phương Tây vẫn còn bàn luận về các cuộc đối đầu như thể tất cả các bên đều có lỗi như nhau.

Tuy nhiên, nhận thức này có thể thay đổi. Tất cả những gì cần thiết là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam nên thương lượng một vị thế chung mà họ có thể thực hiện bằng cách làm rõ, nếu không dàn xếp được, các yêu sách của họ với nhau bằng cách áp dụng các quy định của UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung. Họ cũng có thể nhờ trọng tài cho các tranh chấp còn tồn lại. Hai nước không có tranh chấp Indonesia và Singapore có thể ủng hộ một quá trình của các nhà nước ASEAN như thế.

Kết quả ngay lập tức sẽ là việc làm rõ yêu sách hiện đang chồng chéo của bốn quốc gia này đối với các đảo, rạn đá và đảo đá của quần đảo Trường Sa. Họ có thể nhắm tới việc thoả thuận về "khu vực biển" mà các thể địa lí này tạo ra, và qua đó thiết lập các giới hạn địa lí của khu vực tranh chấp. Điều đó sẽ lại làm rõ ý nghĩa của những yêu sách này đối với việc kiểm soát các vùng biển xung quanh.

Về các yêu sách bên ngoài khu vực Trường Sa, một món hời được cho là chỉ tốt hơn so với không có gì. Trung Quốc đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa gần bốn thập kỉ qua và bây giờ có vẻ cũng quyết tâm giữ chắc bãi cạn Scarborough. Tại thời điểm này, khẳng định thành công về các quyền lịch sử của Việt Nam và Philippines đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp dường như vô vọng.

Một tiến trình thực dụng sẽ là cố đòi Bắc Kinh công nhận vùng đặc quyền kinh tế được tạo ra theo các quy định của UNCLOS, một tiến trình mà nếu được tôn trọng có thể trả lại phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như bãi cạn Scarborough cho Philippines. Điều này Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore nên ủng hộ, mặc dù họ đã né tránh việc thừa nhận yêu sách quyền lịch sử.

Các bước này, có lẽ đạt tới được sau một vài tháng đàm phán căng thẳng và bí mật, sẽ thiết lập một nền tảng cho giải pháp hòa bình cho những gì mà bây giờ không thể phủ nhận là một cuộc khủng hoảng. Nó cũng sẽ tạo cho Hoa Kì và bạn bè một cơ sở vững chắc để ủng hộ mạnh mẽ, và thậm chí – nếu phải tới mức đó - can thiệp quân sự.

Hành trang Lịch sử
Trung Quốc, với ban lãnh đạo được đổi mới và xác định trong nhiều năm tới, vào lúc đó có thể sẽ tìm kiếm cách quay ra khỏi cuộc đối đầu. Những người phát ngôn của Trung Quốc đôi lần cho biết rằng các yêu sách nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế, và trong khi chờ giải pháp như vậy các thỏa thuận khai thác chung các nguồn tài nguyên của biển Đôngcó thể có tác dụng làm giảm căng thẳng.

Tuy nhiên sẽ không dễ làm cho Trung Quốc quay lưng lại với các yêu sách lịch sử của họ. Một bước lùi như vậy là khó tưởng tượng được trừ khi Việt Nam cũng thực hiện giống như thế - nghĩa là, trừ khi Hà Nội cũng đồng ý xác lập ranh giới biển chỉ dựa trên UNCLOS, và các nguyên tắc liên quan của luật quốc tế.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào lập luận lịch sử. Thật vậy, một số học giả độc lập nói rằng dựa trên bằng chứng lịch sử các yêu sách của Hà Nội đối với các đảo tranh chấp là trội hơn. Sẽ không dễ dàng hơn chút nào cho Việt Nam đặt lịch sử lên giá, xét cho cùng, đó là một quốc gia đã tôi luyện bản sắc của mình qua việc đập tan những cuộc xâm lược Trung Quốc cứ mỗi vài trăm năm một lần kể từ 938 AD Và, trừ khi hai đối thủ lâu đời và không cân xứng này có thể vượt lên trên lịch sử cay nghiệt đó, có rất ít cơ hội cho một kết thúc có hậu cho cuộc khủng hoảng hiện tại biển Đông.

Một số sẽ cho rằng bác bỏ yêu sách lịch sử của Trung Quốc và đưa ra một vị thế đàm phán chung được xác lập dựa trên các nguyên tắc pháp lí vững chắc chỉ đơn giản là sẽ chọc giận siêu cường đang lên của châu Á. Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng rằng không chống lại tham vọng của Trung Quốc có thể dẫn đến một kết quả tốt hơn.

Hiện vẫn còn một kịch bản có nhiều hi vọng. Do bị thúc đẩy bởi nhận thức rằng thời gian đã hết, bốn nước ASEAN tranh chấp vạch ra ranh giới biển giữa họ với nhau bằng cách áp dụng các nguyên tắc pháp lí có liên quan. Được hậu thuẫn về kế hoạch của Indonesia và Singapore, nếu không phải là của cả tập thể ASEAN, họ thông báo sẵn sàng bước vào đàm phán với Trung Quốc trên cùng một cơ sở. Thay vì chối bỏ những gì đã đạt được cho đến nay hay khăng khăng rằng sẽ chỉ đàm phán song phương, Trung Quốc nên đồng ý với quá trình này. Trong tương lai gần, một thỏa thuận chi tiết nhìn nhận TQ làm chủ hầu hết quần đảo Hoàng Sa và có các chỗ tựa chân ở quần đảo Trường Sa sẽ được bàn thống nhất.

Sau đó các bên chuyển sang thảo luận các vấn đề có liên quan, ví dụ như Bộ quy tắc ứng xử. Đó sẽ không phải là tài liệu từng bị dìm xuống mà ASEAN đã thảo luận mà là một tài liệu mạnh mẽ hậu thuẫn các cách dàn xếp về lãnh thổ thảo luận ở trên. Việc cùng nhau khai thác các nguồn năng lượng có thể kết hợp với các yếu tố khác nhau của một tương lai có tính xây dựng trong biển Đông Sau đó, các bên có thể đồng ý để 'cửa mở' cho các thực thể (cơ quan) của tất cả các quốc gia ven biển hành xử với trách nhiệm.

Nói cách khác, bất kì chế độ quản lí biển Đông nào đều không thể lâu bền, trừ khi nó đảm bảo các thực thể của Trung Quốc tiếp cận công bằng các nguồn tài nguyên biển của khu vực. Các nước ven biển khác phải đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và liên doanh của Trung Quốc, bao gồm cả việc Trung Quốc tham gia khai thác hidrocarbon đáy biển. Thủy sản có thể được quản lí chung và theo hướng lâu bền, và tuần tra chung có thể thực thi các quy tắc đã thoả thuận. Cuối cùng, các nước ven biển và các nước đi biển chính có thể đàm phán các quy định chi phối các kênh vận chuyển biển, việc thông báo và các quyền đi lại trong biển Đông.

Một số có thể phản đối rằng kịch bản có hậu này sẽ nguy hiểm chết người đối với các nguyên tắc tổ chức và thực hành lãnh đạo vốn là hiện thân của cái gọi là "cách của ASEAN". Tuy nhiên, thừa nhận rằng trong trường hợp này ASEAN đã không làm mô hình đồng thuận có tác dụng, sẽ có khả năng làm hiệu quả tổng thể của tổ chức ít hao mòn hơn là tiếp tục nỗ lực không hiệu quả để khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong các tranh chấp đang tăng lên.

David Brown là một nhà ngoại giao Mĩ đã nghỉ hưu viết về Việt Nam đương đại. Có thể tiếp xúc ông tại nworbd@gmail.com.

No comments:

Post a Comment