Pages

Saturday, September 1, 2012

Tất cả những gì bạn biết về Trung Quốc đều sai


Tất cả những gì bạn biết về Trung Quốc đều sai
Có phải chúng ta đang ám ảnh về sự trỗi dậy của nó khi mà chúng ta nên lo lắng về sự sụp đổ hơn?

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) 29/8/2012

Trong 40 năm qua, người Mĩ đã không bắt kịp với việc nhận ra các vận may đang suy giảm của các đối thủ nước ngoài. Trong những năm 1970, họ nghĩ rằng Liên Xô là số 1 – vẫn đang lên dù tham nhũng và kém hiệu quả đang phá hủy các cơ quan huyết mạch của một chế độ cộng sản ruỗng nát. Cuối những năm 1980, họ lo rằng Nhật Bản sẽ vượt Mĩ về kinh tế, nhưng chủ nghĩa tư bản bố bịch, điên loạn đầu cơ và tham nhũng chính trị rõ ràng trong suốt những năm 1980 đã dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Nhật Bản vào năm 1991.

Có thể cùng căn bệnh đó đã tấn công người Mĩ khi nói đến Trung Quốc (TQ) hay không? Tin tức mới nhất từ Bắc Kinh là chỉ dấu về sự yếu kém của TQ: suy giảm liên tục về tăng trưởng kinh tế, tràn ngập hàng tồn kho không bán được, các khoản vay xấu tăng lên, bong bóng bất động sản bùng nổ và vòng luẩn quẩn tranh giành quyền lực ở chóp bu, đi cùng với các vụ bê bối chính trị không dứt. Nhiều yếu tố vốn tạo nên động lực cho sự trỗi dậy của TQ, chẳng hạn như thành tố dân số, việc xem nhẹ môi trường, lao động siêu rẽ, và việc tiếp cận hầu như không giới hạn tới các thị trường bên ngoài, thì hoặc đang giảm xuống hoặc đang biến đi.

Tuy nhiên, vận may suy tàn của TQ đâu có báo cho giới tinh hoa Hoa Kì biết, nói chi tới công chúng Mĩ. Sự “chuyển trục về Chậu Á” nhiều thổi phồng của Tổng thống Barack Obama công bố cuối tháng 11 năm ngoái, được đặt trên tiền đề về sự trỗi dậy tiếp tục của TQ. Lầu Năm Góc cho biết rằng tới năm 2020 khoảng 60% tàu Hải quân sẽ trú đóng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Washington cũng đang xem xét triển khai các hệ thống chống tên lửa đặt trên biển ở Đông Á, một động thái phản ánh sự lo lắng của Mĩ về khả năng tên lửa ngày càng tăng của TQ.

Trong thời gian dẫn đến bầu cử tổng thống Mĩ ngày 6 tháng11, cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đều nhấn mạnh đến sức mạnh thấy được của TQ vì lí do an ninh quốc gia lẫn vì thủ đoạn chính trị. Đảng Dân chủ sử dụng phát triển kinh tế của TQ có thể để kêu gọi cho đầu tư của chính phủ nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ xanh. Vào cuối tháng 8, Trung tâm Tiến bộ Mĩ và Trung tâm thế hệ kế tiếp, hai nhóm chuyên gia tư vấn thiên tả, đưa ra một báo cáo dự báo rằng TQ sẽ có 200 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học vào năm 2030. Báo cáo này (cũng ước tính tiến bộ của Ấn Độ trong việc tạo ra vốn nhân lực) vẽ một bức tranh ảm đạm về sự suy giảm của Mĩ và đòi hỏi hành động quyết định. Đảng Cộng hòa biện minh cho gia tăng chi tiêu quốc phòng trong thời kỉ thâm hụt ngân sách trầm trọng một phần bằng cách viện dẫn các dự đoán rằng khả năng quân sự của TQ sẽ tiếp tục phát triển khi nền kinh tế của đất nước này mở rộng. Vị thế của đảng Cộng hòa năm 2012, đưa ra vào cuối tháng 8 tại Hội nghĩ quốc gia đảng Cộng hòa, nói, "Đối mặt với việc tăng cườn quân sự cấp tập của TQ, Hoa Kì và các đồng minh phải duy trì khả năng quân sự thích hợp để ngăn bất kì hành vi hung hăng hoặc cưỡng chế của TQ chống lại các nước láng giềng."

Sự thiếu kết nối giữa các bất ổn đang kéo đến ở TQ với nhận thức dường như không thể lay chuyển về sức mạnh của TQ vẫn tồn tại mặc dù giới truyền thông Mĩ chính xác phủ trọn TQ, đặc biệt là những chỗ yếu kém bên trong của đất nước này. Một giải thích cho sự thiếu kết nối này là giới tinh hoa và người dân Mĩ bình thường vẫn còn nghèo thông tin về TQ và bản chất các thách thức kinh tế của TQ trong thập niên tới Sự suy thoái kinh tế hiện nay ở Bắc Kinh là không theo chu kì mà cũng không phải kết quả của mức cầu bên ngoài còn yếu đối với hàng hóa TQ. Các yếu kém kinh tế của TQ bắt nguồn sâu xa từ: một nhà nước độc đoán lãng phí vốn và bóp chẹt khu vực tư nhân, sự thiếu hiệu quả có hệ thống và thiếu sự đổi mới, một giới chủ chốt cầm quyền tham lam chỉ quan tâm đến việc làm giàu cho chính mình và sự kéo dài các đặc quyền của họ, một khu vực tài chính kém phát triển tồi tệ, và các áp lực sinh thái và dân số chất chồng. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người theo dõi TQ, nhận thức hiện hành là mặc dù TQ đã bước vào vận bỉ, các nền tảng của nó vẫn còn mạnh.

Nhận thức các vấn đề trong nước của người Mĩ ảnh hưởng đến cách họ nhìn đối thủ của mình. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn trong các thập niên 1970 và cuối thập niên 1980 khi mà người Mĩ bỏ lỡ dấu hiệu của suy giảm của các đối thủ tương ứng với sự không hài lòng mạnh mẽ về kết quả hành động của chính phủ Mĩ (chẳng hạn "phát biểu khó chịu" của Tổng thống Jimmy Carter năm 1979). Hiện nay, một TQ có tốc độ tăng trưởng giảm từ 10% xuống 8% một năm (hiện tại) trông có vẻ khá tốt so với một nước Mĩ với tăng trưởng hàng năm mòn mỏi ở dưới mức 2% và tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn trên 8%. Trong con mắt của nhiều người Mĩ, các sự việc có thể là xấu ở đó (TQ), nhưng chúng  còn tồi tệ hơn nhiều ở đây (Mĩ).

Nhận thức về một TQ mạnh mẽ và tự đề cao cũng vẫn còn tồn tại do chính hành vi của Bắc Kinh. Đảng Cộng sản cầm quyền tiếp tục khai thác tình cảm dân tộc chủ nghĩa để củng cố uy tín như những kẻ bảo vệ danh dự quốc gia TQ. Các phương tiện truyền thông nhà nước và sách giáo khoa lịch sử TQ đã cho thế hệ trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng với các sự kiện bóp méo, nước lớn hiếu chiến, những dối trá hết mức, và các huyền thoại dân tộc chủ nghĩa mà những điều này dễ dàng kích động tình cảm chống-phương Tây hoặc chống Nhật. Thậm chí đáng lo ngại hơn nữa là lập trường không nhân nhượng của Bắc Kinh đối với các tranh chấp lãnh thổ với các Mĩ đồng minh châu Á cốt lõi của Mĩ, như Nhật Bản và Philippines. Nguy cơ về một cuộc đối đầu về các lãnh thổ biển tranh chấp, đặc biệt là ở biển Đông, có thể dẫn đến xung đột vũ trang thực sự khiến cho nhiều người ở Mĩ tin rằng họ không thể dẹp bỏ cảnh giác đối với TQ.

Đáng buồn thay, độ chênh giữa nhận thức của người Mĩ về của sức mạnh TQ và thực tế về sư yếu kém của TQ có hậu quả bất lợi thực sự. Bắc Kinh sẽ sử dụng các phát ngôn lớn giọng chê trách TQ và các động thái tăng cường quốc phòng của Mĩ ở Đông Á như bằng chứng bọc thép về sự thiếu thân thiện của Washington. Đảng Cộng sản sẽ đổ lỗi cho Hoa Kì về các khó khăn kinh tế và các thất bại ngoại giao của họ. Việc bài ngoại có thể trở thành một nguồn tài sản cho một chế độ đang vật vả vì sự sống còn trong các thời kì khó khăn. Nhiều người TQ đã cho rằng Hoa Kì phải chịu trách nhiệm về leo thang gần đây trong tranh chấp ở biển Đông và nghĩ rằng Mĩ đã kích Hà Nội và Manila vào cuộc đối đầu.

Hiệu quả có ảnh hưởng nhất của việc thiếu liên kết này là làm mất đi cơ hội cho việc suy nghĩ lại về chính sách TQ của Hoa Kì lẫn việc chuẩn bị cho sự gián đoạn có thể có trong lộ trình của TQ trong 2 thập kỉ tới. Trụ cột trung tâm của Chính sách TQ của Washington là việc tiếp tục giữ nguyên hiện trạng (status quo), một thế giới trong đó sự thống trị của Đảng Cộng sản được giả định còn kéo dài nhiều thập kỉ. Các giả định tương tự là cơ sở cho các chính sách của Washington đối với Liên Xô cũ, Indonesia của Suharto, và gần đây hơn là Ai Cập của Hosni Mubarak và Libya của Muammar al-Qaddafi. Trừ hao đi xác suất thay đổi chế độ ở các chế độ độc tài dường như bất khả xâm phạm luôn luôn là một thói quen ăn sâu ở Washington.

Hoa Kì cần phải đánh giá lại các tiền đề cơ bản của chính sách TQ của mình và nghiêm túc xem xét một chiến lược thay thế, một chiến lược dựa trên giả định về sức mạnh suy giảm của TQ và xác suất tăng thêm của một sự chuyển đổi dân chủ chưa lường trước trong hai thập kỷ tới. Nếu một sự thay đổi như vậy xảy tới, bối cảnh địa chính trị của châu Á sẽ biến đổi không nhận ra được. Chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ gần như sau một đêm, và bán đảo Triều Tiên sẽ thống nhất. Một làn sóng chuyển đổi dân chủ khu vực sẽ lật đổ các chế độ cộng sản ở Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, ẩn số lớn nhất và quan trọng nhất là về chính TQ: Liệu một đất nước yếu hoặc đang suy yếu với 1,3 tỉ dân có thể điều tiết một quá trình chuyển đổi hòa bình tới dân chủ hay không?

Tất nhiên sẽ là hấp tấp để loại bỏ hoàn toàn khả năng thích nghi và đổi mới của Đảng Cộng sản. TQ có thể ầm ầm hồi phục trong một vài năm, và Hoa Kì không nên bỏ qua khả năng này. Nhưng cũng không thể loại trừ sự sụp đổ của đảng [CS], và những dấu hiệu bất ổn ở TQ hiện nay đã cho ra các manh mối vô giá cho một sự chuyển đổi đầy chấn động như thế với xác suất cao . Các nhà hoạch định chính sách của Mĩ sẽ phạm thêm một sai lầm chiến lược có tầm lịch sử nếu họ bỏ lỡ hoặc hiểu sai các dấu hiệu này.

No comments:

Post a Comment