Pages

Saturday, July 21, 2012

Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải



Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải

-----------------------------------------------------------------------------------------
Hu Zi dịch
Chu Phương(周方)

Chủ nghĩa yêu nước cũng cần phải thực sự cầu thị (dựa vào thực tế giải quyết), nếu không cũng chỉ là mong ước viển vông, không ai phục tùng cái dâm ý đó cả. Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải)? Vấn đề này cần phải dựa vào thực tế để giải quyết, trong lịch sử loài người, chỉ có một quốc gia đã từng ôm trọn đại dương mà không có ai tranh chấp cùng, đó chính là cường quốc đã từng huy hoàng ngang dọc qua khắp các lục địa Âu - Á - Phi, ôm cả Địa Trung Hải, đó chính là đế quốc La Mã. Đáng tiếc là cái thời này đã một đi không trở lại rồi. Bất luận là Trung Quốc hay là nước nào khác, muốn độc chiếm Nam Hải là không thể nào. Cho dù là thông qua chiến tranh chiếm được trong chốc lát, trong tương lai sẽ là chiến tranh và đổ máu qua lại không ngừng nghỉ. Chiến tranh không thể là phương hướng phát triển cho một thế giới văn minh trong tương lai. Ngày nay, nếu Trung Quốc muốn khống chế Nam Hải mà không bị các quốc gia xung quanh can thiệp, phản ứng lại thì cách duy nhất là đoạt lấy nó thông qua các thủ đoạn kinh tế “chinh phục” các quốc gia xung quanh, kiến lập nên một vòng cung ôm lấy xung quanh Nam Hải “đế quốc kinh tế La Ma". Nếu không làm như vầy, tranh chấp Nam Hải sẽ không có biện pháp nào giải quyết rốt ráo cả.

Những người cộng sản thường ở trong mâu thuẫn “dành cả đời đấu tranh chống lại cường hào ác bá, cuối cùng lại biến thành địa chủ ác ôn” dành cả cuộc đời hô hào “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại” , tiến tới xây dựng “đất nước cộng sản” thường cầm gươm súng đứng lên. Đều thường tự khen mình là người vĩ đại đối với chủ nghĩa quốc tế, nhưng lại chỉ vì một miếng đất bé tí teo hay là vì cái gọi là “quốc bảo” mà oánh nhau sứt đầu mẻ trán. Từ trước tới nay đều là từ ngữ đao to búa lớn “với giai cấp phong kiến như thủy hỏa bất dung” , trong thực tế thì cái mộng tưởng kế tục toàn bộ địa bàn bị những di sản “lãnh thổ” bị lãng quên phá hỏng.

Trước mắt, cái gọi là “Tam Sa Thị” mới thành lập lại chứng minh đầu óc không được tỉnh táo của người “nước lạ” nào đó, đồng thời dẫn sự cảnh giác không cần thiết của những nước láng giền và cả công luận quốc tế. thành phố Tam Sa với tổng diện tích hơn 2.6 triệu km2 là một con số kinh nhânngười vẽ ra cái thành phố Tam Sa này còn ngây thơ hồn nhiên tới mức mang cả toàn bộ Nam Hải” quy hoạch” thành một cái thành phố địa cấp. Làm như thế này có thực tế không? Có khả năng thành hiện thực không? Có tin cậy không? Mày đọc xong có tin là thật không?

Về vấn đề Nam Hải, cho dù chúng ta cam tâm tình nguyện bảo vệ cũng chắc gì đã được quốc tế công nhận. trên thực tế không hề tồn tại cái gọi là “đường biên giới” và cả cái gọi là “chủ quyền” “toàn vẹn lãnh thổ” nào cả. Cho dù có một số ít người nêu lên câu hỏi cơ bản nhất cũng là đơn giản nhất: Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải) ? Nếu không làm cho rõ vấn đề này, chẵng những vấn đề tranh chấp trên biển không thể giải quyết được, người dân trong nước cũng mơ mơ hồ hồ về vấn đề lãnh thổ của quốc gia, cứ tiếp tục thế thì chiến tranh là cái đích của chúng ta!

Đầu tiên, bất luận là từ lịch sử hay trên thực tế thì Nam Hải trước nay không phải là lãnh hải của Trung Quốc, sau này cũng không có khả năng. Không những thế, trong thực tế Trung Quốc trước nay chưa hề có những hành động thực thi chủ quyền trên toàn bộ Nam Hải. Điều đáng cười là thứ duy nhất mà có thể biểu thị cái quyền làm chủ đó của Trung Quốc chính là cái “bản đồ Trung Quốc” mà chúng ta in ra nhưng lại không được chấp nhận bởi quốc tế. Chúng ta từ hồi nhỏ ngày ngày xem cái bản đồ này mà lớn lên, hầu như trước nay chẳng có hoài nghi nào đối với những vùng bên trong cái vạch màu đỏ đỏ được xưng danh “biên giới” trên biển kia có thực sự thuộc về chúng ta hay không. Cái thành phố Tam Sa mới đẻ ra kia lại một lần nữa cưỡng hóa ấn tượng đối với chúng ta – một ấn tượng sai lầm và tai hại về cái “biên giới Trung Quốc” không tồn tại kia. Nguyên nhân là vì cái Nam Hải này trước nay chưa từng thuộc về Trung Quốc.

Thành phố Tam Sa thành lập rồi, vấn đề phát sinh cũng theo đó mà tới: theo như ý nghĩ của người vẽ ra Tam Sa, cả cái Nam Hải rộng lớn đều thuộc về Tam Sa Thị, tự nhiên cũng thuộc tỉnh Hải Nam, tất cả cũng là thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tất cả những điều này có thực tế không???

Giả sử Nam Hải là lãnh hải Trung Quốc, Trung Quốc sao lại có thể “vui mừng” cho phép tàu thuyền nước ngoài không thông qua sự cho phép của chính phủ Trung Quốc lại tự do đi lại trong “Trung Quốc Nam Hải” ? Giả sử chính phủ chúng ta cho rằng có quyền đối với toàn bộ “Trung Quốc Nam Hải” “Chủ quyền không thể tranh cãi” và đồng thời với nguyên nhân sức mạnh quốc gia hay một nguyên nhân bất khả kháng nào đó, ít nhất cũng phải có một âm thanh phản đối kháng nghị với tàu thuyền các nước đi qua chứ?

Giả sử nếu chính phủ chúng ta có toàn quyền đối với Nam Hải, vậy thì bây giờ động võ đuổi hết những kẻ chiếm đóng thì cũng có thể xem là hợp với lẽ trời chính đáng chứ? Thậm chí tàu đánh cá cũng không được phép bén mảng tới.
Vốn cho rằng đối với vấn đề Nam Hải, chỉ có lòng yêu nước thôi là không bao giờ đủ cả. Cần phải có cả tinh thần thực tế lẫn pháp luật. Nói cho cùng thì Trung Quốc là một thành viên của cộng đồng quốc tế, cần phải giống như tuyệt đại đa số các nước khác tuân theo lệ quốc tế hay những chuẩn mực mà quốc tế công nhận để quy chuẩn và điều chỉnh những vấn đề mang tiếng quốc tế. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc tuyệt đối không thể học tập Bắc Hàn, làm thế chỉ có nước trở thành kẻ bị xa lánh, rơi vào bốn bề đối diên với địch, nguy cơ trùng trùng.

Đối với vấn đề xác định lãnh hải, lãnh thổ thì luật quốc tế có quy định rất rõ ràng. Đem Nam Hải ra bàn, rõ ràn xung quanh nơi này không phải chỉ có duy nhất Trung Quốc, Nam Hải không phải được bao quanh bởi lãnh thổ Trung Quốc, Nam Hải không thể là nội hải của Trung Quốc được. Đã không phải là nội hải, lẽ đương nhiên càng không phải là Trung Quốc lãnh hải.
Trong thực tế, xung quanh Nam Hải ngoài Trung Quốc còn có các quốc gia khác, đây là sự thật mà chúng ta cần chấp nhận. Trừ phi chúng ta không thừa nhận Việt Nam, Philippin và các quốc gia xung quanh khác không phải là quốc gia, chi bằng dùng vũ lực “thu hồi” , cái này thì tao không có ý kiến ý cò gì.
Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vấn đề Nam Hải sẽ dính dáng lien quan tới các quốc gia khác, dính dáng tới quan hệ quốc tế phức tạp. Như vậy thì vấn đề Nam Hải chính xác là một vấn đề quốc tế. Đã là “quốc gia không phân lớn nhỏ, nhất luật bình đẳng” là một nguyên tắc được quốc tế công nhận rộng rãi, bao gồm cả Trung Quốc bên trong, vậy thì Trung Quốc đối với việc xử lí vấn đề Nam Hải cũng phải tính đến quyền lợi hợp pháp của các quốc gia láng giềng. Cái lối suy nghĩ cứng nhắc đánh chết cũng không thừa nhận đây là vấn đề quốc tế chỉ làm trò cười cho dư luận quốc tế, càng đừng nói tới chuyện phá nổi thế kẹt hiện nay.
Đồng dạng như thế, về chuyện giải quyết vấn đề Nam Hải, nếu như Trung Quốc cố ý độc hành với quan điểm và cách hành xử từ xưa đến nay để giải quyết các tranh chấp quốc tếvấn đề Nam Hải vĩnh viễn không có giải quyết được.

Nói như vậy, Trung Quốc đầu tiên phải nhìn vào thực tế, thừa nhân Nam Hải là một vấn đề quốc tế, cần phải tiếp thu ý kiến kí cò của dư luận quốc tế, cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế và dùng nó để giải quyết tranh chấp.
Có một vấn đề cần nói rõ chính là người Trung Quốc chúng ta khi nói đến vấn đề” lãnh thổ” thường là nói mê nói sảng lung tung tùng phèo thời cổ đại và đương đại với nhau. Mỗi khi nhắc đến lãnh thổ Trung Quốc, có rất nhiều người đều kích động nhớ lại thời nảo thời nào thì chính quyền Trung Hoa đã thực thi quyền làm chủ của mình đối với một vùng đất nào đó, và có vẻ như cho đó là minh chứng hợp pháp cho đòi hỏi của chính quyền Trung Quốc hiện nay đối với nơi đó với luận điệu” chủ quyền không thể chối cãi”.
Có thể bạn không biết chứ Trung Hoa cổ đại và Trung Quốc hiện nay không phải là một . Giữa hai thực thể này ngoài việc kế thừa ở một chừng mực nhất định nào đó về văn hóa ra, căn bản không có tí liên hệ nào cả(nguyên văn là “không có một hào một xu nào quan hệ cả”). Nếu nói một cách nghiêm túc, Trung Quốc đương đại và Trung Quốc hiện đại không những quan hệ xa cách cả dặm, càng cách xa Trung Quốc cổ đại như là lông bò với lông ngựa.
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện tại chúng ta có thể khống chế vùng lãnh thổ chính là lãnh thổ của chúng ta, muốn nhiều hơn nữa thì chỉ có thể thông qua kể chuyện, đàm phán, đấu tranh chính trị hay thậm chí là chiến tranh. Cái đó thì phải trông vào bản lĩnh kể chuyện cũng như sức mạnh về kinh tế và quân sự của bọn mày rồi.

Vấn đề là: Thế giới hiện nay có cần thiết phải dùng biện pháp chiến tranh để tranh giành lãnh thổ? Có cần thiết phải dùng vũ lực để phát triển?

Tôi sợ nhất là có bọn nào đó thích mang chuyện triều nhà Nguyên ra để nói, bọn họ cũng không dừng lại tí mà nghĩ, vào thời Nguyên thì Trung Quốc ở đâu? Vào triều Nguyên thì Trung Quốc chỉ là một “quốc thổ” trong “Tứ đại khu vực” .
Tôi khâm phục nhất là một vị tài xế người dân tộc Mông Cổ có trò chuyện qua với tôi, năm kia đi Nội Mông Cổ chơi, ngồi trong xe việt dã do người lái xe dân tộc Mông Cổ lái, trên đường chúng tôi trò chuyện thoải mái với nhau, tôi có vô ý hỏi một câu này: “Mấy năm nay các phong trào hoạt động đòi độc lập cho Tân Cương, Tây Tạng hoạt động mạnh, hình như không thấy có phong trào đòi độc lập cho Nội Mông?”

Tài xế trả lời làm cho tôi phải kính nể “chúng tao đã từng thống trị Trung Quốc, còn muốn độc lập cái gì nữa”. Đúng vậy, một dân tộc đã từng để dẫm một nửa thế giới dưới gót giày thì quả nhiên có khí độ to lớn.
Lấy một ví dụ nữa thời nhà Nguyên. Có một dạo nói về vấn đề Tây Tạng, luôn có người thích lấy Văn Thành công chúa lên Tây Tạng ra nói. Sau đó sao lại không có ai nhắc tới nữa vậy? nguyên nhân rất đơn giản, có người đặt nghi vấn: “nếu như nói Văn Thành công chúa tiến vào Tây Tạng làm cột mốc cho Trung Quốc bắt đầu thực thi chủ quyền ở Tây Tạng, thì Văn Thành công chúa chỉ là vợ của Tùng Tán Can Bố, vợ lớn của ông ta là công chúa Nepal, vậy thì công chúa Nepal vào Tây Tạng có ý nghĩa gì?”
Như vậy vấn đề Tây Tạng có thể nói trong câu “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Tây Tạng (Datlai Lama cũng không phủ nhận ở điểm này)” (đây là lời thằng viết nhá, chứ mềnh ko nghĩ thế) . Những thứ khác đều là vứt đi, không có giá trị gì, nếu có bản lĩnh thì vác súng tới mà cướp!

Quay lại vấn đề chính, nhìn lại làm sao để giải quyết vấn đề tranh chấp nóng bỏng trước mắt ở Nam Hải.

Tàu thuyền nước ngoài tự do đi lại ở Nam Hải, các nước láng giềng chiếm giữ hầu hết các đảo và đá ngầm, ngư dân các nước từ đời đời kiếp kiếp đều đánh cá ở các ngư trường này, gần đây thì các nước tha hồ hút dầu khí….Những cái này nói lên điều gì??? Nói lên rằng Trung Quốc không thể và cũng không có khả năng làm chủ toàn bộ vùng biển Nam Hải, trước mắt cũng không thể” thu hồi” toàn bộ “lãnh thổ bị chiếm đóng” . Mang toàn bộ Nam Hải để vào trong cái thành phố Tam Sa mới đẻ cũng chả có tác dụng gì. Có bản lĩnh thì mày thử mang cả Thái Bình Dương vẽ vào trong bản đồ đi xem nào (há há câu này hay)

Vậy thì, muốn thực hiện việc giải quyết vấn đề Nam Hải một cách hòa bình thì phải làm thế nào? Chỉ có thể dùng biện pháp hòa bình, thông qua con đường đàm phán hòa bình, hoan nghênh sự tham gia của dự luận quốc tế. Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vậy thì cùng quốc tế khai thác Nam Hải là một lựa chọn tất yếu. Mọi ý đồ thông qua vũ lực và biện pháp chiến tranh để giải quyết vấn đề Nam Hải đều là tư duy cũ, là một hành động đi lùi lại.
Hiện nay âm thanh kêu gọi chiến tranh ở trong và ngoài nước có vẻ như rất mạnh, đến độ điếc cả tai. Nghe kĩ một chút thì ngoài một số mù quáng ăn theo ra, hò hét to mồm nhất là những kẻ có ý đồ hay những đại diện của các tập đoàn lợi ích. Nước nào cũng vậy cả thôi

Làm cái tàu sân bay đi, sản xuất hàng loạt J-20 nào, tích cực đầu tư phát triển tên lửa tầm xa thôi… Đối với những người không thể phát tài nhờ chiến tranh hay những người không thích chiến tranh, tôi chỉ nói một câu “đừng có mở mồm hò hét theo nữa, lo mà xem nhà chúng mày không bị dỡ ra là may rồi.” Phát triển quân sự, chuẩn bị chiến tranh đối với nhân dân không bao giờ là chuyện tốt cả, những kẻ kiếm tiền nhờ chiến tranh vĩnh viễn là kẻ thù của nhân dân.

Nói một câu, con đường giải quyết tranh chấp Nam Hải trong tương lai chỉ có thể là Trung Quốc và các nước trên thế giới hòa bình phát triển kết hợp với nhau. Các nước xung quanh Nam Hải cũng như các thế lực khác, quốc gia có năng lực cùng nắm tay nhau khai thác Nam Hải, bảo vệ hòa bình cũng như môi trường sinh thái Nam Hải.

Từ xưa, Trung Quốc luôn lập quốc bằng văn hóa, cho đến ngày nay, Trung Quốc mới lần đầu dùng ý định vừa tiếp tục bảo vệ nền văn hóa truyền thống, đồng thời đầu tư phát triển kinh tế, học cách dùng kinh tế để giao hảo với dư luận thế giới. Giả như Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải dùng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bắt tay nhau hợp tác, cùng nhau phát triển, tương lai với hạt nhân là Trung Quốc, cùng với các nước xung quanh Nam Hải là những đối tác hợp tác thân thiết, Nam Hải biến thành “nội hải” của “đế quốc kinh tế La Mã” – Khu vực kinh tế vùng Nam Hải” hoặc là “Cộng đồng kinh tế Nam Hải” (giống kiểu EU) cũng không phải là mơ tưởng không có thực. Trên thực tế, hiệp ước các nước Đông Nam Á còn cách mục tyêu này không xa. Tất nhiên điều đầu tiên là Trung Quốc không thể đối đầu với họ, nếu không thì không còn gì để nói cả.

Có thể có người nói rằng tôi thuộc loại người theo chủ nghĩa lí tưởng. Tuy nhiên thế giới hòa bình phát triển là mong ước cao nhất của nhân loại. Có người nào lại suốt ngày chỉ mơ ước chiến tranh? Trừ phi đó là con bệnh nghiện chiến tranh hay những kẻ mưu lợi vào chiến tranh.
Cũng cần phải cảnh giác với một số kẻ muốn đưa Trug Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang, nhảy vào chiến tranh để những kẻ này bán vũ khí. “Mối đe dọa Trung Quốc” cũng được, mang chiêu bài Trung Quốc cũng xong, những nước này đều có mục tiêu là làm yếu Trung Quốc, đạt được mục đích riêng của bọn họ. Mọi lời kêu gọi vũ lực từ dân chúng chỉ càng là đổ thêm củi lửa vào màn kịch “yêu ma hóa Trung Quốc” của những thế lực nước ngoài.

Một số người ở nước ngoài đối với tương lai họ nhìn thấy rất rõ. Họ lo lắng Trung Quốc sẽ mang cả cách thức phát triển như hiện tại để đi tới tương lai, sẽ có ngày trở thành số 1 thế giới. Nhưng bọn họ có một điểm không thể hiểu rõ, đó chính là Trung Quốc tự cổ chí kim đều không phải dùng vũ lực để chinh phục các quốc gia và dân tộc khác. Trong một thời gian dài, thủ đoạn chinh phục duy nhất của Trung Quốc đó chính là dùng văn hóa, bây giờ có thêm kinh tế, nhưng sẽ không bao giờ là quân sự. Bởi vì quan niệm truyền thống của Trung Quốc không cho phép, đạo lí Khổng Mạnh không cho phép. Bản tính của người Trung Quốc cũng không cho phép.

Mỗi lần tôi lái xe trên đường cao tốc đi qua Sơn Đông, đều nhớ rõ câu danh ngôn  “Sơn Đông hiếu khách đón chào bạn!” Sơn Đông là nơi của lễ nghĩa, thậm chí người Sơn Đông còn được xưng là người kế thừa kiểu mẫu của văn hóa Trung Hoa, Sự hiếu khách của Sơn Đông cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc. Trung Quốc hiếu khách làm cho chiến tranh tránh xa.

Có thể có người nói sự khoan dung, nhẫn nhịn của Trung Quốc chỉ làm cho các nước láng giềng càng ngang ngược, đến hiếp đáp Trung Quốc. Sự thật là thế này? Chúng ta chỉ nhìn thấy tàu thuyền của quân đội Hoa Kỳ đi khăp nới trên thế giới quản chuyện nhà người, thế chúng mày đã nhìn thấy tàu thuyền của Trung Quốc đi tranh chấp không ngừng với các nước xung quanh chưa? Nước Mỹ có suốt ngày yêu cầu các nước lân bang tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không?

Có thể nói, mấu chốt là Trung Quốc chúng ta cần phải phát triển, cần phải hùng mạnh, có đủ sức mạnh mới đủ sức chấn nhiếp và bảo vệ quyền lợi của bản thân. Nước Mỹ có thể có cả trăm điều làm người ta chán ghét, nhưng sức mạnh Mỹ thì người ta không thể không nể phục. Nước Mỹ đáng để cho Trung Quốc học tập nhất chính là nắm bắt mọi cơ hội để phát triển vươn lên hùng mạnh. Bí mật giàu mạnh của nước Mỹ không nằm ở chiến tranh mà ở kì tích bảo vệ nền hòa bình kéo dài trên trăm năm ngay trên chính nước Mỹ. Trên thế giới nào có siêu cường nào được may mắn như thế không? Có lẽ là không có.
Hòa bình phát triển luôn tốt hơn chiến tranh phá hoại, hòa bình càng có lợi hơn đối với sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.

No comments:

Post a Comment