PHÁC THẢO CÁCH HỢP TÁC HỢP TÁC SẢN XUẤT DẦU KHÍ Ở BIỂN ĐÔNG
(A BLUEPRINT FOR
COOPERATION ON OIL AND GAS PRODUCTION IN THE SOUTH CHINA SEA)
25/07/2018
(Bản dịch đã đăng trên Tiếng Dân ngày 09/10/2018)
Cạnh tranh về các nguồn tài nguyên dầu khí đã nhiều lần châm
ngòi cho các vụ bế tắc giữa các bên tranh chấp ở biển Đông trong những năm gần
đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nỗ lực nghiêm túc cuối
cùng trong việc hợp tác trên mặt trận này là hoạt động tiến hành thăm dò
địa chấn biển chung (JMSU) ba bên từ năm 2005 đến năm 2008, đã được để cho hết
hạn trong bối cảnh tranh cãi chính trị và các câu hỏi về tính hợp hiến của nó ở
Philippines. Từ cuối năm 2016, chính phủ Philippines và Trung Quốc đã thảo luận
việc cùng phát triển hydrocacbon ở bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nhưng có rất ít
tiến bộ thấy được dù có nhiều tuyên bố chính thức đầy lạc quan. Các chuyên
gia độc lập và các luật gia nổi tiếng ở Philippines đã nói rằng bất kì ý đồ
nào như vậy đều có nhiều khả năng vi hiến dựa trên các quy định nghiêm ngặt
trong hiến pháp của nước này đòi hỏi chính phủ phải bảo vệ các quyền của
đất nước đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kì ước tính biển Đông có
trữ lượng khoảng 190 nghìn tỉ feet khối khí thiên nhiên và 11 tỉ thùng dầu cả
đã được kiểm nghiệm lẫn tiềm năng, hầu hết nằm dọc theo vùng rìa của biển
Đông chứ không phải bên dưới các đảo nhỏ và rạn san hô đang có tranh chấp. Khảo
sát địa chất của Mĩ năm 2012 ước tính có thể có thêm 160 nghìn tỉ feet khối
khí thiên nhiên và 12 tỉ thùng dầu chưa được khám phá ở biển Đông. Ước tính của
Bắc Kinh đối với tài nguyên hydrocarbon dưới biển cao hơn rất nhiều, nhưng vẫn
còn khiêm tốn so với nhu cầu tổng thể của Trung Quốc – mức tiêu thụ dầu của nước
này năm 2018 dự kiến lên đến 12,8 triệu thùng mỗi ngày.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam và Philippines, việc tiếp cận
các nguồn năng lượng ở biển Đông là rất quan trọng. Lô 06.1, một phần của dự án
Nam Côn Sơn gần bãi Tư Chính (Vanguard Bank), cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu
năng lượng của Việt Nam. Philippines tạo ra khoảng một phần ba lượng điện cho
hòn đảo chính Luzon từ một nguồn duy nhất là mỏ khí Malampaya, dự kiến sẽ ngừng
sản xuất vào năm 2024. Trừ khi có mỏ khác được tìm thấy - và Reed Bank là
lựa chọn tốt duy nhất hiện nay đang được bàn tới- Philippines sẽ cần phải nhập
một lượng đáng kể khí thiên nhiên với giá cao, nhanh chóng đưa thêm các nguồn
năng lượng khác vào nguồn cung cấp năng lượng của họ nếu không muốn phải đối
mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Hợp tác về nguồn dầu khí đang tranh chấp thì khó khăn hơn
về thủy sản hoặc quản lí môi trường, cả về mặt pháp lí lẫn mặt chính trị.
Không giống như cá, không có điều khoản nào trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) yêu cầu các nước hợp tác để quản lí các nguồn dầu khí trong một vùng
biển nửa kín như biển Đông. Điều 74 và 83 của UNCLOS nói rằng trong trường
hợp chưa phân định được ranh giới biển, các nước nên cùng nhau thực
hiện tự kiềm chế và lập ra “các thỏa thuận tạm thời có bản chất thực tiễn” để
quản lí các tranh chấp của mình tạo ra một nền tảng hẹp cho việc thoả
hiệp. Nhưng các thoả thuận cùng phát triển song phương về dầu khí ở các
vùng biển tranh chấp là khá ít ỏi, và đến nay chưa có vận hành đầy đủ
bao gồm ba hoặc nhiều bên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một con đường tiến tới
là cần thiết nếu các bên tranh chấp hy vọng sẽ giải toả căng thẳng và tránh
làm tổn hại đến an ninh năng lượng của mình.
Mặc dù có những khó khăn rõ ràng, các bên tranh chấp vẫn có
thể hợp tác phát triển dầu khí ở biển Đông theo một cách thức vừa công bằng vừa
phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của tất cả các bên liên quan.
Làm như vậy sẽ đòi hỏi óc sáng tạo đáng kể cùng một thiện ý thỏa hiệp lớn
lao hơn, đặc biệt là với Trung Quốc, so với được thấy cho đến nay. Một thỏa
thuận như vậy sẽ cần phải được sắp xếp sao cho tất cả các bên có thể thấy rằng
nó phù hợp với cách họ diễn giải luật pháp trong nước lẫn luật quốc tế.
Khó khăn nhất là tìm ra cách để Bắc Kinh lập luận rằng kiểu hợp tác như vậy
là phù hợp với những khẳng định của họ về “quyền lịch sử” đồng thời đảm bảo
rằng Manila vẫn có thể giữ vững phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài ở
The Hague và tất cả các nước ven biển có thể duy trì quyền chủ quyền trên thềm
lục địa của mình.
Phá thế cân bằng bấp bênh đó sẽ đòi hỏi một số nhượng
bộ trước, khá khó khăn về mặt chính trị nhưng khả thi về mặt pháp lí. Thứ
nhất, Trung Quốc sẽ cần phải chấp nhận rằng việc được đảm bảo một phần lợi nhuận
từ các nguồn dầu khí trên khắp biển Đông sẽ đủ cho việc thoả mãn đòi hỏi về
“các quyền lịch sử” của họ. Điều này
có nghĩa là chấp nhận một hệ thống trong đó các bên tranh chấp khác có thể
thực hiện quyền chủ quyền qua việc cấp phép thăm dò dầu khí miễn là Bắc
Kinh vẫn có hưởng phần trong đó. Điều này có thể hiện thực hoá được do
Trung Quốc không có luật, tuyên bố chính thức hoặc tài liệu chính phủ nào minh
định một cách chính xác quyền lịch sử mà Bắc Kinh yêu sách là gì.
Thứ hai, tất cả các bên tranh chấp phải sẵn sàng tam
ngưng việc theo đuổi khoan dầu khí dựa trên các quyền được hưởng từ các hòn đảo
và rạn san hô tranh chấp của biển Đông. Các
khu vực quản lí thủy sản quanh các hệ thống rạn san hô có thể cung cấp một cách
thức có thể chấp nhận được về mặt chính trị để khu biệt các thể địa
lí này khỏi việc thăm dò mà không phải lo giải quyết tình trạng pháp lí của
chúng hoặc vấn đề phân giới biển. Đối với Trung Quốc vốn là nước cho
rằng các hòn đảo này được hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và
thềm lục địa thì điều này có thể biện minh đối với nội bộ như một cử chỉ cao thượng và hành
động thiện chí. Bắc Kinh có thể lập luận rằng ngay cả khi
các thể địa lí tranh chấp đó là đảo theo điều 121.3 của UNCLOS, thì bất
kì một phân giới biển công bằng nào với các bờ biển của các nước Đông Nam
Á đối diện chúng dài hơn cũng sẽ dẫn đến các EEZ và thềm lục địa của các
thể địa lí đó bị thu lại thành các mảng biển nhỏ bao quanh chúng. Đối
với các bên tranh chấp khác, việc đồng ý tạm ngưng khoan dầu khí quanh các
rạn san hô và đảo tranh chấp dựa trên nhu cầu bảo tồn môi trường sẽ cho thấy
một lí do có thể chấp nhận được về chính trị là để tập trung thăm dò và
phát triển dầu khí trên các khu vực gần bờ biển của mình hơn. Các nhân
nhượng này sẽ cần để củng cố việc thoả thuận mà không phải viết
rõ ra trong văn bản. Điều đó sẽ cho phép mỗi bên đồng ý về các cơ chế hợp tác
trong khi vẫn sử dụng các biện minh pháp lí khác nhau trong nước cho việc
làm như thế.
Để đạt mục đích đó, các bên tranh chấp phải đồng
ý:
1. Thành
lập một liên doanh, dưới hình thức một thực thể thương mại mới, ở mỗi nước ven
biển Đông bao gồm công ti dầu mỏ quốc doanh của bên tranh chấp đó và càng
nhiều đối tác từ các bên tranh chấp khác khi họ có quan tâm đến việc đầu tư
vào. Công việc làm ăn duy nhất của liên doanh sẽ là thăm dò và sản xuất
các nguồn tài nguyên hydrocarbon của biển Đông ngoài khơi bờ biển của nước
đó. Đã có các mô hình liên doanh thành công giữa các công ti dầu khí quốc doanh
hoạt động ở biển Đông, nhưng một tổng công ti nhiều bên được thành lập bởi
các bên tranh chấp sẽ có tính đột phá.
· Các tổng
công ti này nên tìm cách có được các giấy phép dầu mỏ cho các lô mới
ngoài khơi biển Đông do các nước mà họ đặt trụ sở chính ở đó chào mời, hoặc
thông qua thỏa thuận chia sẻ sản phẩm hoặc hợp đồng dịch vụ, tùy thuộc vào luật
của nước chào mời đấu thầu. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bên đều có
cơ hội hưởng lợi từ việc sản xuất dầu khí trên khắp biển Đông.
· Các
liên doanh nên tìm cách mua lại cổ phần mà các công ti thành viên riêng lẻ của
họ đang nắm giữ ở các lô được cấp phép dầu khí trong các phần của biển Đông
mà họ quan tâm tới. Các hợp đồng hiện tại mà các nước ven biển có với các
bên khác sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng các tổng công ti nên tìm cách mua lại các
giấy phép đó khi chúng bị các nhà khai thác hiện tại từ bỏ. Các tổng công ti
cũng nên tìm cách mua lại các cổ phần thiểu số ở các lô đang sản xuất thương
mại mà nhà điều hành hiện tại chưa có vẻ từ bỏ giấy phép trong tương lai gần.
Về một khảo sát các lô dầu khí đã được các bên tranh chấp Đông Nam Á cấp
phép, hãy xem bản đồ bên dưới. Bản đồ này sẽ được cập nhật để bao gồm các lô
ngoài khơi của Trung Quốc và cung cấp thông tin chi tiết về các nhà khai thác,
các bên liên quan và thông tin sản xuất.
· Các
bên tranh chấp phải thoả thuận công khai rằng việc liên doanh đầu tư
vào các lô cụ thể ở biển Đông sẽ không có ảnh hưởng gì đến các yêu
sách của họ hay phân giới biển cuối cùng, và không thể được hiểu như là
công nhận yêu sách của bất kì bên nào từ các thành viên khác của liên doanh.
Cho mục đích này, một điều khoản không gây tổn hại tường minh nên được
đưa vào các thỏa thuận tạo nên các liên doanh và trong tất cả các hợp đồng mà họ
tham gia.
· Mỗi bên
tranh chấp sẽ được đảm bảo quyền đầu tư, thông qua các công ti dầu nhà nước
của họ, trong mọi liên doanh, nhưng không bị bó buộc phải làm như vậy. Điều
này có nghĩa là một bên tranh chấp, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể có một
công ti đầu tư vào mọi liên doanh trong khi một công ti khác có thể đầu tư vào
chỉ một hoặc hai liên doanh. Bên tranh chấp nào không có công ti dầu nhà nước
đầu tư vào một liên doanh cụ thể tại thời điểm thành lập nó sẽ được hoan
nghênh làm như vậy trong tương lai. Ngược lại, mỗi công ti sẽ được tự do thoái
vốn trong bất kì liên doanh nào vào bất kì thời điểm nào (mặc dù chỉ đối
với các công ti dầu mỏ quộc doanh khác).
· Việc
sở hữu cổ phần như nhau cho mỗi công ti tham gia liên doanh trong một số trường hợp có thể là lựa chọn ưa thích hơn, trong những trường hợp khác một số công ti
có thể muốn đầu tư nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo khả năng và quan tâm của họ.
Những chi tiết này nên được để lại để thương lượng và điều chỉnh khi cần thiết.
Tương tự như vậy, các chi tiết về cách thức mỗi công ti đưa ra quyết định đầu
tư và (các) bên tham gia nào sẽ hoạt động như nhà điều hành trong bất kì dự
án cụ thể nào nên dành lại để đàm phán giữa các công ti dầu mỏ nhà nước
với nhau. Lợi nhuận từ các hoạt động của liên doanh nên được chia sẻ dựa trên
cổ phần của mỗi công ti đối tác trong tổng công ti.
[Trong bản đồ này có các lô TQ vẽ trong EEZ của VN
(dĩ nhiên trong đường lưỡi bò - xem bản đồ vẽ thêm bên dưới) gồm lô Vạn An Bắc có từ 1992 và 9 lô khác mà
tổng công ti dầu khí CNOOC của họ chào mời đấu thầu 6/2012- ND]
(10+ lô TQ gọi thầu hầu như nằm hoàn toàn trong EEZ của VN , cũng lưu ý thêm rằng nhóm nghiên cứu của CSIS có lẽ sử dụng bản đồ cũ chưa cập nhật, như bản đồ của IHS năm 2006 chẳng hạn, nên các lô dầu của VN vươn ra xa hơn, bản đ̀ồ này dựa trên bản đồ đã cập nhật của JETRO năm 2010- ND)
2. Đồng
ý rằng tất cả các nước ven biển Đông có thể cấp phép cho thăm dò và khai thác
dầu khí trong phạm vi 200 hải lí tính từ bờ biển của họ trong khi chờ phân
định cuối cùng các yêu sách biển. Trong các khu vực chồng lấn nhau, trừ
khi có thỏa thuận song phương đạt được trước đó, trung tuyến nên được sử dụng
để xác định nước nào có quyền tạm thời cấp phép thăm dò và sản xuất. Sự sắp xếp
này được mô tả chi tiết trong bản đồ bên dưới.
· Các
bên tranh chấp phải công khai đồng ý rằng việc thành lập các lô ngoài khơi sẽ
không ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ hoặc sự phân định ranh giới biển cuối
cùng , và không thể hiểu như công nhận yêu sách của bên khác. Bất kì giấy
phép nào do các nước ven biển đưa ra cũng phải lồng vào đó một điều khoản
về không gây tổn hại xác định rằng thỏa thuận tạm thời này sẽ không ảnh hưởng
đến việc phân định ranh giới cuối cùng.
· Quy
trình cấp phép sẽ vận hành theo luật pháp của các nước ven biển. Trong một số
trường hợp, chính phủ có thể chỉ đơn giản cấp giấy phép cho liên doanh tham gia
vào việc thăm dò và sản xuất hydrocarbon ngoài khơi bờ biển của mình, trong những
trường hợp khác việc đấu thầu cạnh tranh có thể là cần thiết. Ngay cả trong
những trường hợp đòi hỏi đấu thầu, các công ti liên doanh sẽ có lợi thế đáng
kể - chính trị và những mặt khác - so
với các đối thủ khác.
· Nước
ven biển nào đấu thầu giấy phép được một trong các tổng công ti liên
doanh giành được sẽ được hưởng cùng phần lợi nhuận (phần lớn trong hầu hết
các trường hợp) và cũng có cùng quyền đánh thuế như khi đấu thầu cấp giấy
phép cho bất kì công ti nào khác. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nước ven biển
được hưởng lợi nhiều nhất từ các nguồn tài nguyên ngoài khơi bờ biển của họ
trong khi vẫn cho phép tất cả các thành viên của liên doanh chia sẻ lợi nhuận.
· Tất
cả các khuôn khổ phát triển chung hiện có, chẳng hạn như giữa Malaysia và
Brunei ngoài khơi bờ biển hoặc giữa Malaysia và Việt Nam gần lối vào Vịnh Thái
Lan (xem bản đồ), sẽ không thay đổi. Liên doanh mới được thành lập sẽ tìm cách
xin giấy phép tại các khu vực này như bất kì công ti dầu nào, trong khi các nước
ven biển sẽ đấu thầu giấy phép và chia lợi nhuận theo thỏa thuận từ trước của họ.
Các khu vực mà các bên yêu sách
biển Đông tạm thời có quyền cấp giấy phép thăm dò và sản xuất hydrocarbon,
trong khi chờ phân định cuối cùng các yêu sách biển.
3. Đồng
ý tạm dừng việc thăm dò trong các khu vực đánh cá bao bọc hệ thống các
rạn đá quan yếu trong biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,
vùng bãi cạn Scarborough và Luconia, như được xác định bởi một cơ quan đa
phương gồm các chuyên gia độc lập và các quan chức khu vực (xem Kế
hoạch chi tiết về quản lí thủy sản và hợp tác môi trường).
4. Tiến hành một khảo sát chung, do một
hoặc nhiều công ti thực hiện, về dầu khí khu vực đáy biển ở trung tâm biển
Đông cách bờ quá 200 hải lí như một biện pháp tạm thời. Điều này sẽ có
tác dụng như một sự thừa nhận rằng một số khu vực vượt quá 200 hải lí có thể
nằm trong yêu sách thềm lục địa chồng lấn của các nước ven biển yêu
sách trong khi các khu vực khác có thể nằm hoàn toàn ngoài các thềm lục địa
đó và do đó tạo thành một phần di sản chung của nhân loại.