Pages

Tuesday, January 31, 2017

Ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc

Ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc

(China’s Debt-Trap Diplomacy)

Brahma Chellaney
Project Sydincate (23/01/2017)

(Bản dịch đã đăng trên AnhBaSam ngày 31/0//2017)



NEW DELHI - Nếu có một điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự nổi trội thì đó là việc sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy lợi ích địa chiến lược của nước họ. Thông qua sáng kiến "một vành đai, một con đường" $ 1000 tỉ, Trung Quốc đang trợ giúp các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường bằng cách mở rộng các khoản vay lớn cho các chính phủ của họ. Kết quả là các nước đang trở thành bị rơi vào bẫy nợ nần khiến cho họ dễ bị Trung Quốc ảnh hưởng.

Tất nhiên, việc mở rộng các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng vốn không phải là xấu. Nhưng các dự án mà Trung Quốc đang tài trợ thường không có ý định nâng đỡ nền kinh tế địa phương mà để tạo điều kiện cho Trung Quốc dễ dàng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, hoặc để mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu kém chất lượng giá thành thấp của họ. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc thậm chí còn đưa công nhân xây dựng của chính họ làm giảm thiểu số lượng việc làm được tạo ra cho địa phương.

Một số dự án đã hoàn thành bây giờ đang chảy máu tiền. Ví dụ, Sân bay quốc tế Rajapaksa Mattala của Sri Lanka, mở cửa vào năm 2013 gần Hambantota, đã bị gọi mỉa là sân bay vắng nhất thế giới. Tương tự như vậy, cảng Magampura Mahinda Rajapaksa ở Hambantota phần lớn vẫn để không, giống như cảng Gwadar nhiều tỉ đô la ở Pakistan. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, các dự án đang vận hành đúng như đòi hỏi: tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã hai lần cập bến, Sri Lanka, và gần đây hai tàu chiến Trung Quốc đã tạm dùng sự an toàn của cảng Gwadar.

Theo một nghĩa nào đó, thậm chí sẽ là tốt hơn cho Trung Quốc khi các dự án không chạy tốt. Suy cho cùng, gánh nợ nần càng nặng cho các nước nhỏ thì đòn bẩy của chính Trung Quốc sẽ càng lớn thêm. Hiện tại, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan ngăn chặn một ASEAN đoàn kết chống lại việc Trung Quốc hung hăng theo đuổi các yêu sách lãnh thổ của họ ở biển Đông.

Hơn nữa, một vài quốc gia, bị ngợp bởi các khoản nợ của họ đối với Trung Quốc, đang bị buộc phải bán cho họ các cổ phần trong các dự án do Trung Quốc tài trợ hay trao quyền quản lí cho các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc. Ở các nước có nhiều rủi ro về tài chính, Trung Quốc hiện nay đòi hỏi nắm đa số về sở hữu trước. Ví dụ, trong tháng này Trung Quốc đạt được một thỏa thuận với Nepal trong việc xây dựng một đập nước nữa do Trung Quốc sở hữu phần lớn ở đó, với Tập đoàn quốc doanh Tam Hiệp của Trung Quốc nắm 75% cổ phần.

Như thế vẫn chưa đủ, Trung Quốc đang thực hiện các bước để cầm chắc rằng các nước sẽ không thể thoát ra khỏi nợ nần. Để đổi lại việc gia hạn trả nợ, Trung Quốc hiện đòi hỏi các nước phải trao cho họ các hợp đồng cho các dự án bổ sung, qua đó làm cho cuộc khủng hoảng nợ của các nước này không dứt được. Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc xoá $90 triệu nợ cho Campuchia, chỉ để nắm được nhiều hợp đồng lớn mới.

Một số nền kinh tế đang phát triển đang hối hận về việc họ quyết định nhận vay nợ của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình đã nổ ra đối với tình trạng thất nghiệp tràn lan, do việc Trung Quốc chủ ý bán phá giá hàng hóa, đang giết chết sản xuất địa phương, và bị trầm trọng hơn do việc Trung Quốc nhập khẩu lao động cho các dự án của chính họ.

Chính phủ mới ở một số nước, từ Nigeria đến Sri Lanka, đã ra lệnh điều tra các cáo buộc Trung Quốc hối lộ cho các lãnh đạo cũ. Tháng trước, Zhao Lijian, quyền đại sứ Trung Quốc ở Pakistan, đã tham gia vào một vụ tranh cãi với các nhà báo Pakistan trên Twitter về những cáo buộc tham nhũng liên quan đến dự án và việc sử dụng tù nhân Trung Quốc sang làm lao động ở Pakistan (không phải là một cách làm mới đối với Trung Quốc). Zhao mô tả những cáo buộc trên là "vô nghĩa".

Nhìn lại, những mưu đồ của Trung Quốc có vẻ rõ ràng. Nhưng quyết định của nhiều nước đang phát triển chấp nhận vay nợ của Trung Quốc, theo nhiều cách, là dễ hiểu. Bị các nhà đầu tư lơ là mà họ lại có những nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn chưa được đáp ứng. Vì vậy, khi Trung Quốc chường mặt ra, hứa hẹn đầu tư rộng lượng và tín dụng dễ dàng, họ đều tham gia vào. Chỉ sau đó khi rõ ra mục tiêu thực sự của Trung Quốc là để thâm nhập thương mại và nắm đòn bẩy chiến lược; đến lúc đó thì đã quá muộn, và các nước đều đã bị kẹt vào vòng luẩn quẩn.

Sri Lanka là một ví dụ điển hình. Mặc dù nhỏ nhưng nước này nằm ở vị trí chiến lược giữa các cảng phía đông của Trung Quốc và các cảng Địa Trung Hải. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi nó là vị trí trọng yếu cho việc hoàn thành con đường tơ lụa trên biển.

Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh ở Sri Lanka trong thời cầm quyền gần như độc đoán của Tổng thống Mahinda Rajapaksa, và Trung Quốc đã bảo bọc Rajapaksa khỏi những cáo buộc về tội ác chiến tranh tại Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư và người cho vay đứng đầu của Sri Lanka, và là đối tác thương mại lớn thứ hai ở đây, cho Trung Quốc đòn bẩy ngoại giao đáng kể.

Mọi việc đều thuận buồm xuôi gió cho Trung Quốc, cho đến khi bất ngờ Rajapaksa bị đánh bại trong cuộc bầu cử đầu năm 2015 bởi Maithripala Sirisena, người đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ giải thoát Sri Lanka khỏi bẫy nợ của Trung Quốc. Đúng như hứa hẹn, ông cho ngưng công việc đối với các dự án lớn của Trung Quốc.

Nhưng đã quá muộn: chính phủ Sri Lanka đã ở trên bờ vực vỡ nợ. Vì vậy, như một cơ quan ngôn luận nhà nước Trung Quốc đã quang quác lên giọng, Sri Lanka không có lựa chọn nào khác ngoài việc "quay lại và ôm Trung Quốc trở lại." Sirisena, cần nhiều thời gian hơn để hoàn trả các khoản vay cũ cũng như tín dụng mới, lẵng lặng chấp nhận một loạt các đòi hỏi của Trung Quốc , khởi động lại các sáng kiến bị đình chỉ, như dự án $ 1,4 tỉ cảng thành phố Colombo, và trao Trung Quốc nhiều dự án mới.

Sirisena cũng vừa đồng ý bán 80% cổ phần cảng Hambantota cho Trung Quốc với giá khoảng $ 1,1 tỉ. Theo đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka, Yi Xianliang, việc bán cổ phần trong các dự án khác cũng đang được thảo luận, để giúp Sri Lanka "giải quyết vấn đề tài chính của mình." Bây giờ, Rajapaksa tố cáo Sirisena trao cho  Trung Quốc những nhượng bộ quá mức.

Bằng cách kết hợp các chính sách an ninh, kinh tế và ngoại giao nước ngoài, Trung Quốc đang xúc tiến các mục tiêu hình thành một vùng thống trị về thương mại, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, và các liên kết an ninh. Do đó, nếu các quốc gia đang gánh chịu những mức nợ nặng nề thì nỗi lo tài chính của họ chỉ giúp cho các mưu đồ thực dân mới của Trung Quốc. Các nước chưa bị sập bẫy nợ của Trung Quốc nên lưu ý - và làm bất cứ điều gì họ có thể làm để tránh nó.

Monday, January 30, 2017

LẠI NÓI VỀ MỎ KHÍ CÁ VOI XANH

LẠI NÓI VỀ MỎ KHÍ CÁ VOI XANH


Trong một stt trên FB, dưa trên những thông tin mà tôi nắm được lúc đó tôi có nói (và chỉ ra trên bản đồ) là mỏ khí Cá Voi Xanh nằm trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng. Bây giờ, đọc lại các tin tức của VN có liên quan thì hầu hết đều nói mỏ này nằm trong các lô 117-119 (có báo nói 117 và 118), cả 3 lô này đều do ExxonMobil hợp đồng với VN. Truy tìm trên net thì đúng là mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale gas field) thuộc các lô 117-119. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là theo thông tin có được từ công ti Neon (đối thủ của Exxon đang thăm dò lô 120 cạnh đó) năm 2011 và trên trang Rigzone ngày 13/7/2015 thì khi khoan thăm dò trong lô 118 và 119 chỉ tìm thấy có khí trong lô 118 (cụ thể là 2 giếng 118-Cá Voi Xanh-2X và 118-Cá Voi Xanh-3X). Có lẽ vì thế mà một số trang cho rằng mỏ Cá Voi Xanh trong lô 118. Do đó, nói mỏ này trong lô 118 có thể không thật chính xác nhưng cũng không sai vào lúc này, và dĩ nhiên nói mỏ này nằm trong các lô 117-119 thì an toàn hơn. Còn các nhận xét của tôi về vị trí này đối với đường LB không thay đối, nhất là khi biết vị trí của chỗ khoan có khí ở lô 118 (chấm xanh trong bản đồ bên dưới) nằm ngoài khu vực giới hạn bởi đường LB, cách ĐLB khoảng 12 hải lí, cách trung tuyến [giả định] với quần đảo Hoàng Sa (đường màu xanh nhuyển) khoảng 44 hải lí, và cách đảo Tri Tôn khoảng 105 hải lí. Tức là mỏ này nằm ngoài khu vực tranh chấp, kể cả khi đường LB chưa bị xoá và quần đảo Hoàng Sa có EEZ (điều đầu đã bị phán quyết của toà trọng tài PCA ngày 12/7/2016 xoá sổ, còn điều sau cũng gần như chắc chắn không thể có được nếu vận dụng cùng phán quyết đó).


Chồng bản đồ của Neon lên bản đồ ĐLB cho thấy lỗ khoan tìm thấy khí trong lô 118 (chỗ có chấm đỏ)còn cách ĐLB khoảng 12 hải lí

Ngoài ra, trong sst đó tôi cũng có nhắc tới 4 lô khác mà ExxonMobil cũng hợp đồng với VN. Đó là các lô 156-159 thuộc khu vực Tư Chính - Vũng Mây trong bồn trũng Nam Côn Sơn, trong đó có 2 lô 157, 158 nằm trong khu vực Tàu sang nhương cho Crestone được gọi là Vạn An Bắc. ExxonMobil đã kí hợp đồng chia sản phẩm với VN 4 lô này cùng với 3 lô nêu trên ngày 30/6/2009. Thông tin này tôi lấy từ Chương 5 quyển The South China Sea của Bill Hayton có đối chiếu với bản đồ 2010 của JETRO, một công ti của Nhật. Trong khi đó, thông tin trong bài mới đây trên BBC và bài của TS Trần Công Truc trên Giáo Dục lại cho rằng:

Vào tháng 7/2008, Trung Quốc cũng đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.”


Sự khác biệt về tên các lô tranh chấp ở đây có lẽ do các bài báo này sử dụng ‘Bản đồ phân lô dầu khí Việt Nam’ chưa điều chỉnh (có lẽ trước 2004). Lưu ý là bản đồ này không có các lô nằm xa bên ngoài 141-160 (tới tận kinh tuyến 111°), còn các lô 117-136 thì rộng hơn, đặc biệt các lô 120-136 ra xa tới kinh tuyến 110°30’ và có cả nhũng lô ló qua bên kia đường phân giới ở VBB hay phần của Indonesia…. Còn bản đồ đã điều chỉnh (xem chẳng hạn ở đây) thì giống như bản đồ của JETRO. Cũng lạ là bản đồ của hải quân VN tới nay vẫn chưa điều chỉnh (bản đồ này chắc chắn vẽ sau tháng 5/2009 vì có chứa đường LB và cũng có khả năng vẽ sau khi ExxonMobil kí hợp đồng chia sản phảm với VN). Nếu căn cứ vào bản đồ chưa điều chỉnh này thì 4 lô 133-136 (chứ không phải chỉ 2 lô 135, 136) nằm một phần hoặc hoàn toàn trong khu vực Vạn An Bắc. Như vậy cũng hơi khó hiểu tại sao BBC và TS Trần Công Trục lại quay về sử dụng bản đồ cũ này. Lưu ý khu vực Van An Bắc tôi vừa chỉnh lại có thể chính xác hơn theo bản đồ của công ti Harvest (công ti này hiện vẫn còn hợp đồng khu vực này với Tàu). 



Bản đồ phân lô của Hải Quân VN có lẽ chưa cập nhập: còn một số lô vượt ra khỏi EEZ của VN

Cũng lưu ý thêm do đường cơ sở phần từ Bình Thuận tới biên giới Campuchia VN vẽ không thật theo quy định của UNCLOS (VN công bố ngày 12/11/1982 trước khi kí UNCLOS gần 1 tháng) như có nêu trong thảo luận trong stt FB đã nêu. Nếu VN điều chỉnh lại đường cơ sở (như quy định trong điều 2.2 luật biển 2012: “Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước CHCHCNVN là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”) thì có khả năng các lô 136, 160 nằm ngoài EEZ của VN, còn các lô 135, 158, 159 có phần nằm ngoài EEZ, hoặc thậm chí toàn bộ lô 158 cũng nằm ngoài EEZ và các lô 133, 134, 157 cũng có phần nằm ngoài EEZ nếu đảo Phú Quý không có EEZ (xem bản đồ bên dưới, lưu ý 2 đường tròn xanh giúp xác định một cách tương đối EEZ của đảo Côn Sơn và Phú Quý, còn các đường tròn còn lại giúp ước lượng EEZ tính từ bờ).  Ngay cả như thế, thì với phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 thì ngoài phần  thuộc EEZ của VN, phần còn lại khu vực Vạn An Bắc  Tàu cũng không có quyền tư ý khai thác khoáng sản độc quyền ở đó vì một phần hoặc toàn bô mấy lô vừa kể thuôc về vùng biển công (high seas) không nước nào được phép đòi chủ quyền (chỉ có thể đánh cá, nghiên cứu khoa học, đặt cáp ngầm, đi lại...). Thật ra có học giả, như Kenneth Mwenda, lí luận rằng theo luật tập quán quốc tế thì các nước cũng không có quyền thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng biển công.


Khu vực Van An Bắc chủ yếu nằm trong EEZ của VN











Saturday, January 14, 2017

Tillerson có sẵn sàng đi tới chiến tranh về biển Đông?

Tillerson có sẵn sàng đi tới chiến tranh về biển Đông?

( Is Tillerson Willing to Go to War Over the South China Sea?)

Bill Hayton
FP (13/07/2017)

(Bản dịch đã đăng trên AnhBaSam ngày 15/01/2017)

Ông chủ Exxon đã cho thấy trước là ông có thể đẩy Bắc Kinh tới giới hạn - nhưng với tư cách Ngoại trưởng phần may rủi sẽ cao hơn nhiều.


Rex Tillerson, cựu giám đốc Exxon, đã không được chỗ nào mà ông cư xử lịch sự với Trung Quốc (TQ). Khi Bắc Kinh đã cố ép buộc công ti của ông phải từ bỏ một dự án tìm kiếm thăm dò ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam vào năm 2008, ExxonMobil đã ra giơ ngón tay [giữa] chế nhạo họ. BP, Chevron, ConocoPhillips, và một số công ti khác chịu thua trước áp lực của TQ. ExxonMobil vẫn còn ở đó, khoan theo giấy phép của Việt Nam trên vùng biển mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền

Liệu Tillerson sẽ làm như vậy thay mặt của Hoa Kì? Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao-chỉ định dường như đã sẵn sàng giơ ngón tay lần nữa với TQ. Ông kêu gọi chính phủ Trump sắp đến không cho TQ tiếp cận 7 căn cứ đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở phần phía nam của biển Đông.

Trả lời câu hỏi về việc liệu ông sẽ ủng hộ một tư thế quyết liệt hơn ở biển Đông, ông đã nói trong buổi điều trần chuẩn nhận của Thượng viện, "Chúng ta sẽ phải gửi cho TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, việc xây dựng đảo phải ngừng lại và, thứ hai, việc tiếp cận tới các đảo này cũng sẽ không được cho phép." Cộng đồng quan sát  chính sách châu Á trố mắt kinh ngạc.

Các tác động rất rõ ràng. Cách duy nhất mà Hoa Kì có thể chặn việc TQ tiếp cận các căn cứ đảo hiện có của họ là triển khai tàu chiến và đe dọa sử dụng vũ lực. Liệu Tillerson thực sự sẵn sằng chấp nhận nguy cơ xung đột thẳng thừng giữa hai siêu cường về số phận của 7 rạn đá này không?

Hầu hết các nhà quan sát đang cho rằng ông lỡ lời. Việc trao đổi xảy ra sau phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại khoảng 5 giờ . Một phút trước đó, Tillerson đã nói $5 nghìn tỉ hàng hoá đi qua biển Đông mỗi ngày - ông muốn nói là $5 nghìn tỉ một năm. Chúng ta đều phạm sai lầm. Nhưng chuyện gì nếu cái ông đã nói quả là cái ông muốn nói?

Từ các hình ảnh vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch biển châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố, chúng ta biết rằng TQ đã ngưng xây dựng đảo tại quần đảo Trường Sa - tranh chấp toàn bộ hoặc một phần giữa TQ (cả hai nước Trung Hoa), Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Các căn cứ vẫn đang được hoàn tất, nhưng việc đấp đất hình thành mặt đảo đã xong. Tuy nhiên, vẫn có một nghi ngờ mạnh mẽ rằng ý định cuối cùng của TQ là xây dựng một căn cứ khổng lồ trên bãi cạn Scarborough, phía đông bắc của quần đảo Trường Sa. Rạn san hô này dưới sự kiểm soát vững chắc của Philippines cho đến khi Hoa Kì đóng cửa căn cứ của mình ở nước này vào những năm đầu thập niên 1990. Kể từ tháng 4 năm 2012, tàu của TQ đã phụ trách. Thượng nghị sĩ John McCain  tin rằng TQ "có ý định chiếm đoạt và bồi đắp bãi cạn Scarborough như vị trí quân sự thứ ba trong tam giác ảnh hưởng ở biển Đông." Kết hợp với các căn cứ của TQ hiện có trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, một tam giác như vậy sẽ làm cho việc TQ kiểm soát con đường thủy chiến lược này dễ hơn đáng kể.

Các báo cáo và tin đồn từ Washington cho rằng vào đầu năm 2016, Hoa Kì đã nói rõ cho TQ rằng họ đã sẵn sàng để ngăn chặn bằng vũ lực bất kì nỗ lực xây dựng đảo nào trên bãi cạn này. Hoa Kì đã triển khai tàu và máy bay đến biển Đông và các căn cứ ở Philippines để hậu thuẫn cho lời dọa đó. Như vậy, Tillerson có thể chỉ đơn giản nói rằng ông muốn chiến lược này sẽ tiếp tục - ngăn bất kì việc xây dựng đảo nào ở bãi cạn Scarborough qua việc không cho các tàu xây dựng tiếp cận nó.

Nhưng có lẽ ông quả muốn nói là Hoa Kì nên không cho tiếp cận 7 đảo nhân tạo hiện có. James Kraska, giáo sư về luật quốc tế tại trường Naval War College Hoa Kì, đã điều trần trước Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện rằng làm như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Trong phát biểu ông nói Hoa Kì "có thể và cần thách thức quyền của TQ truy cập vào các đảo nhân tạo của họ như là một biện pháp đối phó hợp pháp trong luật pháp quốc tế để buộc TQ tuân thủ các nghĩa vụ của họ trong Công ước Luật biển và luật tập tục quốc tế."  Kraska nói, đây là cơ sở của chính sách về các đại dương năm 1983 của Tổng thống Ronald Reagan.

Nói cách khác, Washington có thể làm cho việc tiếp cận của TQ đối với các căn cứ đó tuỳ thuộc vào điều kiện Bắc Kinh đồng ý tuân thủ các phán quyết được Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra hồi tháng 6 năm 2016. Thật ra,TQ sẽ phải chấp nhận rằng họ không có quyền điều tiết việc đi lại hoặc kiểm soát các tài nguyên khoáng sản ngoài khu vực cho phép theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Chẳng hạn, TQ sẽ phải đồng ý để cho Philippines khoan khí đốt ở  bãi Cỏ Rong (Reed Bank), cách căn cứ khổng lồ của TQ ở đá Vành Khăn (Mischief Reef) khoảng 60 hải lí ; kiềm chế đội tàu đánh cá TQ gây ra các xung đột gần quần đảo Natuna của Indonesia; và, trên hết, từ bỏ mọi nỗ lực ngăn chặn tàu hải quân Mĩ đi ngang qua, tập luyện, hoặc thu thập thông tin tình báo ở biển Đông.

Chiến lược phong tỏa này sẽ ăn khớp với những gợi ý khác mà chúng tôi đã nghe từ phe Trump về chiến lược đối với TQ trong tương lai. Hồi tháng 11, hai cố vấn  của Trump, Alexander Gray và Peter Navarro, vạch ra một chiến lược "hòa bình thông qua sức mạnh" trên tạp chí Foreign Policy. James Woolsey, người lúc đó mô tả mình như một cố vấn cao cấp cho Donald Trump, đề nghị một "cuộc mặc cả lớn trong đó Mĩ chấp nhận cấu trúc chính trị và xã hội của TQ và cam kết không phá vỡ nó theo bất kì cách nào để đổi lấy cam kết của TQ không thách thức nguyên trạng (status quo) ở châu Á." Về mặt logic, tôn trọng nguyên trạng có lẽ sẽ đòi hỏi một cam kết không chiếm thêm rạn đá mới nào hoặc triển khai lực lượng quân sự mới đến các căn cứ hiện có.

Trong một thời gian nào đó, những đảng viên Cộng hòa cao cấp như McCain và Dan Sullivan đã thúc giục Hoa Kì phải giành thế chủ động ở biển Đông hơn là chỉ đơn thuần là phản ứng lại các hành động của TQ. Cũng có thể là Tillerson được báo về sự xuất hiện của một chiến lược như vậy. Thay vì chờ đợi một sự khiêu khích, chúng ta có thể thấy một nỗ lực để đẩy lùi các bước dấn tới gần đây của TQ và áp lực Bắc Kinh phải chấp nhận rằng những quy tắc UNCLOS áp dụng cho mọi nơi ở biển Đông.

TQ và hầu hết các nước khác sẽ không nhìn điều đó theo cách đó (trừ khi Washington giải thích những gì đang xảy ra một cách cực Kì cẩn thận). Có rất nhiều rủi ro để xem xét. TQ có thể buộc Washington phải ngữa bài và kích động một cuộc đối đầu. Tàu có thể bị chìm, nhiều mạng sống bị mất, và cuộc khủng hoảng sẽ lan sang thương mại và mọi lĩnh vực khác của chính sách quốc tế. Một nhà theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở biển Đông, giáo sư Julian Ku của Trường Luật Đại học Hofstra, lưu ý rằng dù điều đó có thể là hợp pháp , chiến lược này "sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh."

Một rủi ro khác là Hoa Kì có thể bị mất sự ủng hộ của các đồng minh, đối tác và bạn bè ở  Đông Nam Á và bên ngoài. Không ai muốn xung đột - họ cần Hoa Kì và TQ thân thiện với nhau để họ có thể phát triển trong hòa bình. Mặc dù hầu hết đều tìm kiếm một sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kì để đối phó với những bước tiến của TQ, họ không muốn bị buộc phải chọn phe. Hoa Kì sẽ có nguy cơ bi thấy là đạo đức giả: từ lâu đã cổ vũ cho mục tiêu tự do hàng hải trong khu vực, họ lại cố ý hạn chế nó [ở các đảo nhân tạo], dù có những quan tâm lớn hơn về tự do hàng hải.

Cuối cùng, luôn có nguy cơ rằng, với nguồn lực hải quân dàn trải mỏng ra trên khắp thế giới và chính phủ các nước trong khu vực không muốn cấp quyền ra vào các cảng và căn cứ hậu cần vì các lí do chính trị, Hoa Kì có thể sẽ thấy khó để thực thi chính sách trước lực lượng Hải quân trọn vẹn của quân đội TQ (PLAN). Một khi đã tuyên bố thì bất cứ việc để đi qua lọt phong tỏa nào sẽ là thảm họa đối với danh tiếng của một siêu cường. Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mĩ mới đây cho rằng PLAN "không thể tìm cách chui ra khỏi một túi giấy ướt." Tuy nhiên, các nhà phân tích khác, như Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ, đã cảnh báo về khả năng đang tăng của tên lửa tàu chống của TQ trong một lúc nào đó. Nếu cả hai phía của một cuộc đối đầu tiềm năng đều tin rằng họ có thể thắng thì khả năng xung đột gia tăng một cách nguy hiểm.

Cho đến nay các phản ứng chính thức của TQ với ý kiến của Tillerson là nhẹ một cách đáng lưu ý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra một điểm đồng ý "với ông Tillerson tại điểm mà ông nhận ra những bất đồng, nhưng lợi ích và nhất trí cũng hoà quyện với nhau." Hiện giờ Bắc Kinh dường như giữ vị thế "chờ xem" đối với chính phủ Trump. Họ để cho tờ thời báo Hoàn cầu (Global Times) cảnh báo: "Nếu Washington có kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biển Đông thì bất kì cách thức nào nhằm ngăn chặn TQ tiếp cận đối với các đảo sẽ là ngu ngốc."


Hồi năm 2008, các quan chức TQ đã đe dọa ExxonMobil sẽ chịu những hậu quả đau đớn nếu theo đuổi các dự án của họ với Việt Nam. (Tôi có nêu chuyện này trong chương 5 của cuốn sách năm 2014 của tôi.) Nhưng công ti này đã mạnh tay, nhất là việc xuất khẩu khí đốt từ khu vực Sakhalin của Nga mà TQ đã rất muốn truy cập. Tillerson đã giữ vững thần kinh, buộc TQ phải ngữa bài, và đã thắng. Liệu ông sẽ làm điều đó một lần nữa không?

Friday, January 13, 2017

Thời tổng thống Trump: Mĩ trước hết hay Mĩ một mình?

Thời tổng thống Trump: Mĩ trước hết hay Mĩ một mình?

 (Trump presidency: America First or America Alone?)

Tổng thống mới có thể thấy ra là mục tiêu của ông nằm ngoài tầm với của một siêu cường theo chủ nghĩa cô lập

FINANCIAL TIMES (9-1-17)

Philip Stephens

(Bản dịch đã đăng trên AnhBaSam ngày 14/01/2017)

 Donald Trump hứa sẹ có nhiều thay đổi lớn trong giao thương và chính sách đối ngoại

"Chúngta không có đồng minh đời đời, và chúng ta không có kẻ thù mãi mãi. Lợi ích của chúng ta là lâu dài và mãi mãi, và những lợi ích đó chính là bổn phận chúng ta phải tuân theo." Henry Temple, Tử tước Palmerston thứ ba, mô tả chính sách đối ngoại của Anh như vậy năm 1848, vào lúc nước Anh ở đỉnh cao rực rỡ đế quốc của mình. "Anh là một cường quốc đủ mạnh, đủ mạnh để lèo lái theo lộ trình riêng của mình."

Còn hơn là kì lạ khi hình dung Tổng thống Mĩ mới đắc cử Donald Trump lại theo chỉ dẫn của chính khách Anh thế kỉ 19 này. Phong cách của Palmerston không hoàn toàn phù hợp với thời đại truyền thông xã hội. Nhưng những người cố tìm cách làm các trận bão tweet mô tả cách nhìn thế giới của ông Trump có ý nghĩa sẽ không bỏ lỡ sự vô tâm chung đó. Hãy quên những vướng mắc lịch sử, liên minh và thù hằn: sau lễ nhậm chức của ông Trump vào tuần tới, đất nước hùng mạnh nhất thế giới sẽ làm ra luật lệ của riêng mình. Nuốc Mĩ trước hết trông giống nước Mĩ một mình rất nhiều.

Dù sao thì đó là kế hoạch. Hệ thống kinh tế mở toàn cầu hiện nay do Hoa Kì vạch ra, nhưng ông Trump dự định sẽ làm ra luật lệ của riêng mình, bắt đầu với việc từ bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mĩ (NAFTA) với Mexico và Canada, và áp dụng mức thuế nặng lên hàng nhập khẩu Trung Quốc. Cũng hãy quên đi hoài niệm về trật tự địa chính trị cũ — mọi thứ về những giá trị chung và dân chủ. Tổng thống đắc cử hân hoan đứng cùng phía với Tổng thống Nga Vladimir Putin chống lại cả Tổng thống sắp ra đi Barack Obama lẫn chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa.

Tương tự như vậy ông Trump đã sử dụng tài khoản Twitter của mình chất vấn bốn thập kỉ Mĩ dính dáng với Bắc Kinh qua việc thách thức chính sách một nước Trung Hoa đối với Đài Loan. Đừng mong đợi có sự nhất quán. Nói một hơi ông hứa sẽ bỏ việc Mĩ can dự vào các hỗn loạn bạo lực ở Trung Đông, và với hơi kế, hứa tạo ra các "vùng an toàn" ở Syria - một chính sách mà trước kia ông nói sẽ dẫn đến thế chiến thứ ba.

Những người đang trông tìm một quyết sách lớn sẽ phải thất vọng. Ông Trump thích ngã giá (dealmaking) hơn tư duy chiến lược (stragetic thinking). Khẩu hiệu ‘Hãy làm Mĩ vĩ đại trở lại’ là một mớ bòng bong các thứ bản năng, định kiến và bốc đồng. Thành phần của nó bao gồm: chủ nghĩa dân tộc về kinh tế, sự ác cảm với "toàn cầu hóa", sự thù địch đối với người nhập cư, việc chú tâm không ngừng vào chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và quan điểm ‘ăn xổi ở thì’, tổng zero về quan hệ của các cường quốc lớn. Thêm vào mớ hỗ lốn này là sự khinh thị thấy rõ đối với liên minh NATO và sự mập mờ về đảm bảo an ninh cho các đồng minh Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Với tất cả điều đó, sự căng kéo giữa việc chối bỏ quyền lãnh đạo quốc tế và việc hứa phục hồi của sức mạnh và uy tín của Mĩ  - chủ nghĩa biệt lập hiếu chiến, có thể gọi như vậy - đã bắt được tâm trạng cả nước. Di sản của các cuộc chiến tranh chọn lấy ở Iraq và Afghanistan đã làm cạn kiệt sự ủng hộ của dân chúng đối với việc phiêu lưu ra nước ngoài. Trung tâm Nghiên cứu Pew ghi nhận hồi tháng 6, gần 6 trong 10 người Mĩ muốn Mĩ "đối phó với những vấn đề riêng của mình và để cho các nước khác tự đối phó với những vấn đề riêng của họ tới mức tốt nhất mà họ có thể". Tuy nhiên, cũng cuộc thăm dò ý kiến đó cho thấy phần lớn vẫn còn muốn Mĩ giữ lại địa vị đứng đầu toàn cầu.

Doạ dẫm biệt lập

Sự sợ hãi theo bản năng ẩn chứa ở các đồng minh của Mĩ là nhiệm kì tổng thống của ông Trump sẽ vạch một lằn ngang kết thúc trật tự quốc tế tự do do Mĩ dẫn đầu. Ngoài việc nâng cao lá cờ bảo hộ, ông đã hứa sẽ từ bỏ các nghĩa vụ của Mĩ về khí hậu. Ông có thể bắt tay thỏa thuận với ông Putin trên đầu châu Âu và chối bỏ thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran. Châu Âu đang hoảng sợ trước đề xuất của ông xây dựng một bức tường chống lại người nhập cư Mexico và đóng cửa biên giới Hoa Kì đối với người đạo Hồi, nhưng mối quan ngại chiến lược là doạ dẫm biệt lập — ngầm chối bỏ vai trò của Mĩ trong hệ thống quốc tế từng chống đỡ phương tây. Lịch sử ám ảnh họ là sự kiện những năm 1930, khi một nước Mĩ tự hấp thu đứng khoanh tay khi châu Âu rơi vào chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.

Tất nhiên, các đồng minh đã cố làm cho mình thích nghi với chế độ mới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là người đầu tiên tới gặp tổng thống mới đắc cử. Ông Abe hoan nghênh đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh - và cũng tỏ ra phiền muộn về cam kết yếu hơn với an ninh Nhật Bản. Chính phủ Anh của Theresa May, trong cơn đau tách khỏi lục địa của riêng mình, còn đau đầu hơn là bình thường về việc bám víu vào một cái gì đó giống như một "quan hệ đặc biệt". Những quan hệ như vậy không có cái thay thế cho sự hợp tác mang tính hệ thống và thể chế vốn đánh dấu việc dàn xếp sau 1945. Nếu không có sự lãnh đạo của Mĩ thì ngay khái niệm "phương tây" cũng bắt đầu mất đi ý nghĩa của nó.

Mathew Burrows, cưu cố vấn Hội đồng tình báo quốc gia và bây giờ là giám đốc Hội đồng Đại Tây Dương, một nhóm chuyên gia tư vấn đóng ở Washington, nêu một cách ngắn gọn: "Pax Americana (Hoà bình kiểu Mĩ) không còn chi trả. Thay vào đó, ông Trump tin rằng Hoa Kì đủ tự lực để vứt bỏ thứ trật tự dựa trên luật lệ ngay cả khi những người khác tổn thương do mất đi sự lãnh đạo của Mĩ. "

Như ông Burrows chỉ ra, các đồng minh của Mĩ đã kết luận rằng ông Trump không đoán được cũng không đáng tin cậy. Quyết tâm của Trung Quốc chuyển dịch sức mạnh kinh tế của họ thành sức mạnh địa chính trị dường như không bị hề hấn bởi các tweet khiêu khích của Tổng thống mới đắc cử. Chắc hẵn ông Putin cho rằng ông sẽ có lợi hơn nhờ ông Trump thiếu kinh nghiệm.

Một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu nói về những tuyên bố của tổng thống mới "Chúng ta phải xem có bao nhiêu trong đó được đưa vào thực hiện, nhưng khá rõ là Trump đóng cửa với việc Mĩ lãnh đạo toàn cầu". Một nhà hoạch định chính sách cấp cao châu Âu nhận xét: "Tất cả chúng ta đều cố đạt được các thỏa thuận song phương với chính quyền mới, nhưng quả là ngu xuẩn khi giả vờ sẽ có một sự tương tri xuyên Đại tây dương", ông Trump khinh rẻ chủ nghĩa đa phương. Ở châu Âu, đó là một tín ngưỡng.


Thuyết con lắc

Vào thời điểm này, một người lạc quan (dù có vài người hiếm hoi xung quanh hiện nay) sẽ lưu ý rằng lợi ích của Mĩ trên thế giới khi trồi khi sụt từ thời lập quốc. Con lắc đã đong đưa giữa chủ nghĩa biệt lập và ngoại lệ và từ chủ nghĩa đơn phương sang tham gia đa phương. Ông Trump muốn châu Âu tự giải quyết các vấn đề của riêng mình. George Washington đã đưa ra một quan điểm tương tự trong phát biểu chia tay khi vị tổng thống Mĩ đầu tiên nhận xét rằng "các tranh cãi thường xuyên" của châu Âu là "lạ lẫm đối với các quan tâm của chúng ta."

Một phần tư thế kỉ sau, tổng thống James Monroe từ bỏ chủ nghĩa biệt lập ủng hộ việc nước cộng hòa mới tin rằng mình có quyền bá chủ trên toàn bộ tây bán cầu. Bước sang thế kỉ 20, Theodore Roosevelt đã tung ra những cuộc phiêu lưu đế quốc riêng của Mĩ. Và sau thế chiến thứ hai, Washington đã học bài học của những năm 1930 qua việc vạch ra một trật tự toàn cầu do Mĩ đứng đầu.

Gần đây hơn, Tổng thống George W Bush bắt đầu với việc bác bỏ thỏa thuận biến đổi khí hậu Kyoto và Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo 1971 với Nga. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, ông khinh miệt chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ và ủng hộ việc phân chia thế giới thành những kẻ "đi với ta hay chống lại ta" trong cuộc chiến chống lại khủng bố Hồi giáo. Nếu những nước khác muốn tham gia vào một liên minh ý chí, không sao cả, nhưng Mĩ sẽ không bị hạn chế bởi các tổ chức như NATO. Như ông Bush tuyên bố theo giọng điệu của Palmerston trong bài tổng kết tình hình liên bang (State of the Union) vào đêm trước của cuộc xâm lược Iraq năm 2003: "Lộ trình của đất nước này không phụ thuộc vào quyết định của các nước khác."

Khi sự việc diễn ra, khoảng thời gian đơn cực của Mĩ ra đi gần như cũng nhanh chóng như khi nó đến. Những ước mơ tân bảo thủ về dân chủ hóa Trung Đông đã bị mất đi trong hỗn loạn đẫm máu ở Iraq và bất mãn tại Mĩ với cái giá về xương máu và của cải rất lớn. Ông Bush đã dành phần lớn nhiệm kì thứ hai tìm cách xây dựng lại cầu nối với các đồng minh mà ông đã phá hỏng trong nhiệm kì đầu. NATO đã được mời vào Afghanistan, trong khi Đức và Pháp được tha thứ về việc họ phản đối cuộc xâm lăng Iraq.

Cái đúng đối với ông Bush, câu chuyện của người lạc quan nêu, sẽ nhiều hơn như vậy cho ông Trump. Cán cân quyền lực toàn cầu đã nghiêng về phía một Trung Quốc đang trỗi dậy và quyết đoán hơn cùng với một nước Nga hiếu chiến. Có một số sự kiện địa chính trị mà tổng thống mới không thể phủ nhận.

Dù có việc đánh tráo ý tưởng, đối với một nhà thương thuyết có vẻ việc tách rời lợi ích quốc gia của Mĩ khỏi các cam kết và liên minh quốc tế là bất khả. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không thể mất đi và, như ông Bush đã thấy ra ở Iraq, sức mạnh quân sự cũng có giới hạn riêng của nó. Rút lui cũng không cho ra một thay thế khả thi cho can dự. Nhìn vào chỗ nào, Mĩ đều có lợi ích quốc gia cần được đề cao và bảo vệ, hoặc là kinh tế và thương mại, hay địa chính trị và quân sự.

Phản ứng của ông Obama là nửa vời, kết hợp chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa quốc tế và viết lại vai trò của Mĩ như là vai trò của một cuờng quốc đứng cầm trịch. Đôi khi nó có tác dụng —chứng kiến sự thỏa thuận hạt nhân Iran và thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris. Biện hộ cho việc không hành động của mình ở Syria, tổng thống nói với tạp chí The Atlantic: "Chúng ta đã phải vừa thiết thực vừa rộng lòng. . . sẽ có nhiều lúc mà điều tốt nhất chúng ta có thể làm là bật đèn chiếu lên rọi vào một điều gì đó khủng khiếp. " Những nguời phê phán ông sẽ quy kết rằng ông Obama cho phép sự thận trọng tin đuợc trôi dạt vào sự bại nhược.

Trong bất kì sự kiện nào, những người ủng hộ thuyết con lắc nhận rằng nó đúng. Hoàn toàn có thể tưởng tượng một nhiệm kì tổng thống Trump bắt đầu với một doạ dẫm đơn phương theo thời gian bị đặt điều kiện bởi những thực tại về cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của các cuờng quốc lớn.

Tổng thống mới sẽ sớm khám phá ra rằng Hoa Kì cần đến sự trợ giúp trong cuộc chiến chống lại Isis và các doanh nghiệp Mĩ sẽ nằm trong số những kẻ thua cuộc lớn nhất do việc trôi dạt vào chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu trở lại . Cũng có khả năng tuơng tự là việc tổng thống đắc cử mê đắm ông Putin sẽ không kéo dài hơn những nỗ lực tương tự của cả ông Bush và ông Obama trong việc thiết lập lại quan hệ với Moscow.


Không có gì để thay cho đồng minh

Tuy nhiên, điều sai lầm sẽ là nghĩ rằng quá khứ có thể khôi phục được – rằng sau một vài năm biến động và nguy hiểm của chủ nghĩa biệt lập thì Pax Americana chỉ đơn giản có thể được phục hồi "như đã là". Thế giới đã thay đổi. Sức mạnh của Mĩ đang bị cạnh tranh — và không phải chỉ bởi một mình Trung Quốc. Hiện đã có một sự thay đổi tương ứng trong chính trị nội bộ quốc gia. Hệ thống thương mại toàn cầu mở đã từng đồng nghĩa với việc mở rộng quyền lực của Hoa Kì: các thị trường mới cho Ford, IBM và các công ty khác.

Bây giờ nó thường được nhìn như là kẻ thù của việc làm tại Mĩ. Sự đua tranh của các cường quốc lớn đã đuợc mài sắc. Toàn cầu hoá, đuợc phát minh ở Mĩ trong việc theo đuổi các lợi ích của Mĩ, bây giờ lại ban lợi ích của nó cho Trung Quốc và các bên thách thức địa chính trị khác.

Cuối tuần tới ông Trump sẽ trở thành lãnh đạo của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Theo hầu hết các tính toán, quân đội Mĩ sẽ vẫn không thể sánh được trong nhiều thập kỉ tới. Nhưng địa vị đứng đầu (primacy) và quyền bá chủ (hegemony) không như nhau. Tổng thống mới sẽ thấy rằng hầu hết các mục tiêu của mình là ngoài tầm với của một nước Mĩ hành động một mình. Thoả thuận vụ việc (deal) không thay thế đuợc đồng minh, và những lời tweet giận dữ sẽ không khôi phục đuợc sức mạnh và uy tín của Mĩ. Palmerston đã đúng rằng trong địa chính trị không có gì là mãi mãi. Nhưng ngay cả trong mọi thời kỳ rực rỡ của nó, đế quốc Anh đều cần bạn bè trong việc theo đuổi lợi ích của mình.

Dựa trên những bằng chứng cho đến giờ ông Trump không có tâm thế hay tính khí để nhận ra những buộc ràng như vậy. Nguy hiểm tức thời — về một tính toán sai lầm dẫn đến cuộc đối đầu với Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương, về một "thỏa thuận" khuyến khích chủ nghĩa trả thù của ông Putin ở Đông Âu, hay những xung đột với Iran - là đủ rõ ràng. Mối đe dọa lâu dài là nhiệm kì tổng thống của ông Trump sẽ chứng kiến một Americana Pax từng duy trì hòa bình và ổn định tương đối trong 70 năm qua tan biến vào sự trở lại với thế giới xung đột cường quốc lớn của Hobbes (theo Hobbes, triết gia Anh thế kỉ 17, cách duy nhất để giữ an toàn cho xã hội văn minh là thông qua việc tuân phục vào một cấp thẩm quyền chủ quyền tuyệt đối – ND).

Monday, January 9, 2017

Xuất khẩu độc tài

Xuất khẩu độc tài


 Exporting Authoritarianism


Trong nhiều thập niên, người ta đã kỳ vọng rằng chủ nghĩa tư bản sẽ làm cho Trung Quốc giống phương Tây nhiều hơn. Một cái gì đó giống như điều trái ngược lại đang xảy ra.

Richard Bernstein
WSJ (03/01/2017)

Tiananmen Redux (Thiên An Môn nhìn lại)
Johan Lagerkvist
Peter Lang, 363 trang, $ 94,95

 (Bản dịch đã đăng trên AnhBaSam ngày 09/01/2017)

Một trong những điều trớ trêu lớn trong lịch sử gần đây là Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ dân chủ hơn và đi theo các giá trị phương Tây hơn nếu như cuộc biểu tình lớn ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào năm 1989 đã không xảy ra— hoặc, ít nhất, nếu như những người biểu tình đã quay trở lại lớp học trước khi các nhà lãnh đạo Cộng sản đè bẹp cuộc vận động của họ với xe tăng và súng máy. Sự việc xảy ra theo hướng trái ngược đã trực tiếp dẫn đến việc nhà lãnh đạo có đầu óc tự do táo bạo nhất từng chiếm vị trí chóp bu trong hệ thống Cộng sản Trung Quốc, tổng bí thư Triệu Tử Dương, bị loại bỏ. Ông bị quản thúc tại gia và khả năng cải cách dân chủ cũng bị giam hãm cùng với ông.

Ngày của cuộc đàn áp, 04 tháng 6 năm 1989, trong ý nghĩa này đánh dấu một thời điểm quyết định trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Nhưng nhà Hoa học người Thụy Điển Johan Lagerkvist đi xa hơn trong cuốn "Tiananmen Redux: The Hard Truth about the Expanded Neoliberal World Order” (Thiên An Môn nhìn lại: Sự thật khắc nghiệt về Trật tự thế giới tự do mới mở rộng). Đối với Lagerkvist, Thiên An Môn không chỉ là một bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc mà còn là một bước ngoặt đối với thế giới, quan trọng về mặt tác động thường xuyên của nó nhiều hơn nhiều sự kiện xuất hiện gần đồng thời như sự sụp đổ Bức tường Berlin và sự tan rã của Liên Xô.

Về cốt yếu lập luận của ông như thế này: Kết cục bạo lực của cuộc biểu tình Thiên An Môn đã đem tới một cái gì đó nhiều hơn việc tiêu diệt dứt khoát bất kỳ sự phản kháng nào đối với thẩm quyền của nhà nước độc đảng. Nó cũng nới lỏng cho nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi của Trung Quốc từ một nước theo chủ nghĩa Mao nghèo nàn thành một nước tư bản giàu có và hùng mạnh. Điều quan trọng nhất theo sơ đồ của Lagerkvist là Thiên An Môn cho phép họ Đặng 84 tuổi ấn vào các đồng liêu già miễn cưỡng trong đảng một chương trình hoạt động kinh tế tự do mới, với nó ông muốn nói tới một loại chủ nghĩa tư bản man rợ, với mức lương thấp, phúc lợi xã hội giảm sút và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Như vậy, tất cả các căn bệnh được biết rõ của toàn cầu hóa đều có nguồn gốc từ quyết định của Trung Quốc chạy theo tăng trưởng kinh tế nhanh bằng mọi giá.

Điều này lại tạo ra sự trớ trêu khác. Trong nhiều thập niên, niềm hy vọng và kỳ vọng lan khắp bên ngoài Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản sẽ làm cho đất nước này giống chúng ta nhiều hơn. Như Lagerkvist buồn bã chỉ ra rằng một cái gì đó giống như điều trái ngược lại thực sự xảy ra. Thay vì Trung Quốc bị Tây hóa, phương Tây đang bị Hoa hóa. Ông viết "Sẽ là thiếu thận trọng khi bỏ qua thực tế rằng thế giới quả thật có thể trở nên độc tài và dân tộc đia phương chủ nghĩa hơn mặc dù có hay chính xác hơn là do những tác động của việc toàn cầu hóa tự do mới."

Khó tưởng tượng ra một cách nhìn đáng báo động và bi quan hơn, nhưng cách nhìn đó có đúng đắn không? Và có phải tất cả điều này xảy ra đều do thảm kịch ở Thiên An Môn không? Một nửa cuốn sách của Lagerkvist chứa một lịch sử chi tiết và xúc cảm của sự kiện năm 1989 để lại cho người đọc một cảm giác ám ảnh về những gì có thể đã xảy ra. Các lãnh đạo sinh viên của cuộc biểu tình không hiểu rằng việc họ không chấp nhận ngưng lại cuộc vận động này trước khi xe tăng ập đến đã tạo thêm lợi thế cho phe cứng rắn và gây nguy hiểm chết người cho Triệu Tử Dương. Và chính ông tổng bí thư này lại bị Thủ tướng Lí Bằng, kẻ đã nổi lên ở đây như một tên vô lại điêu ngoa, ma mảnh đằng sau cuộc đàn áp, qua mặt.

Hậu quả là nghiêm trọng và Leninnist về bản chất. Trong khi phương Tây chờ cho Trung Quốc trở nên cởi mở và dân chủ hơn, một nhà nước Orwell lại được hình thành ở Trung Quốc, gồm cả những gì nhà văn Louisa Lim đã gọi một cách thích đáng  là "Cộng hòa Nhân dân Amnesia”—bản than việc đè nén kí ức công chúng về Thiên An Môn, Tường [thành] lửa, việc tận diệt ý niệm về sự thật tồn tại  bên ngoài sự kiểm soát của đảng. Bất kì khát vọng nào về tự do cá nhân đều bị gò ép chuyển hướng thành một khao khát về sự giàu có cá nhân. Lagerkvist nói "Tự do dường như chỉ có thể đạt được qua việc tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu dành riêng."

Ông Lagerkvist coi tầm quan trọng sâu sa của Thiên An Môn như là một vấn đề đức tin, qua việc nêu đi nêu lại nó trong một cuốn sách có nhiều chỗ lập lại tệ hại—cũng như có một chất lượng không đồng đều cùng với nhiều chỗ vụng về về cú pháp và hiệu đính kém. Không phải tất cả các sự kiện đều nhất thiết ăn khớp với giả thuyết đề ra. Chẳng hạn Lagerkvist nói tới sự phản đối của một vài bậc lão thành trong đảng đối với chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình và khẳng định rằng Thiên An Môn vừa làm cho sự phản đối đó có thể xảy ra vừa giúp Đặng Tiểu Bình vượt qua nó—nhưng không có bằng chứng hậu thuẫn cho khẳng định nào trong hai khẳng định này. Quả thế, có vẻ vẫn có khả năng xảy ra việc Đặng Tiểu Bình thông qua được cách tiếp cận "tự do mới" ngay cả không có cú sốc địa chấn Thiên An Môn, bởi vì đó là cái sẽ sinh ra cái mà ông muốn—việc khuếch trương kinh tế bùng phát nhất trong lịch sử thế giới.

Các câu hỏi tương tự có thể được nêu lên khi Lagerkvist nói đến ảnh hưởng của tất cả điều này lên phương Tây, đặc biệt là lập luận của ông rằng chủ nghĩa tự do phương Tây đã thực hiện bước quay ngược sang độc tài do vụ thảm sát năm 1989 tại Trung Quốc. Việc phương Tây thực hiện bất kì bước quay ngược nào như vậy tự nó là gây tranh cãi, còn quy việc đó là do Thiên An Môn thậm chí còn gây tranh cãi nhiều hơn. Lagerkvist nêu ra việc NASA giám sát hồ sơ về điện thoại của công dân Mĩ để minh họa cách mà "các nước phương Tây hiện nay đang phạm cùng các tội lỗi như các chế độ độc tài mà các giá trị của các chế độ đó họ không chấp nhận." Ông có quyền nêu ra ý kiến cực đoan đó, nhưng ông không đưa ra các lí lẽ thuyết phục để tin rằng chương trình của NSA có nhiều thứ dính dáng với các tác động bất chính trong "trật tự thế giới tự do mới mở rộng."

Tuy nhiên, Lagerkvist đã đúng khi cho rằng "một luồng gió độc tài đang thổi xuyên qua khắp thế giới", và nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Phương Tây không phải quá hiểm nghèo như ông có vẻ nghĩ, nhưng các tổ chức của nó đã uốn mình chiều theo những đòi hỏi chính trị của Trung Quốc—đó là việc các lãnh đạo châu Âu từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma hay việc Yahoo chuyển thông tin về các blogger cho nhà chức trách Trung Quốc. Thách thức của Trung Quốc không chỉ là về những thứ như việc bành trướng ở biển Đông hay quan hệ với Bắc Triều Tiên. Đó còn là thách thức đối với các giá trị và lề thói tự do dân chủ, đối với chính tự do, và ông Lagerkvist cần được tuyên dương vì đã chỉ ra điều này một cách mạnh mẽ và khẩn thiết.

Mr. Bernstein là tác giả của cuốn sách mới vừa xb "China 1945: Mao’s Revolution and America’s Fateful Choice” (Trung Quốc 1945:. Cách mạng của Mao và sự chọn lựa có tính định mệnh của Mĩ)

Saturday, January 7, 2017

Sẽ không còn nước dừa? Loại trái thời thượng nhất thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng

Sẽ không còn nước dừa? Loại trái thời thượng nhất thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng

(The end of coconut water? The world’s trendiest nut is under threat of species collapse)

The Conversation (28/11/2016 )

Roland Bourdeix
Nghiên cứu viên chính, CIRAD


Tiến sĩ Roland Bourdeix liên kết với CIRAD, UMR AGAP, là chủ tịch của Đa dạng thực vật Quốc tế (Diversiflora In ternational)



"Hết còn nước cam vắt cho bữa ăn sáng", một nhà đầu tư quan tâm đến việc tạo ra các vườn dừa thương mại công bằng rộng gần đây nói đùa với tôi. Bây giờ, nước dừa là vua.

Đối với những kẻ chạy theo thời và những kẻ giàu có, bao gồm cả những người nổi tiếng như vậy như Rihanna, Madonna hay Matthew McConaughey, nước dừa loại hiếm nhất từ các giốngcó mùi  thơm, là thức uống “it”và còn là một nguồn thu nhập.

Nước dừa được các thương hiệu sang trọng bán với giá lên đến US$ 7 cho 33 cl, gần bằng giá rượu sâm banh thông thường.


Một thị trường đang bùng nổ

Thậm chí Tổng thống Barack Obama thích dừa. Jonathan Ernst / Reuters

Không có nghi ngờ la thị trường dừa đang bùng phát. Nước dừa hiện nay biểu thị một doanh thu hàng năm US$2 nghìn tỉ . Dự kiến nó sẽ đạt US$ 4 nghìn tỉ trong 5 năm tiếp theo.

Trong năm 2007, 25% cổ phần trong Vitacoco, thương hiệu lớn nhất cho nước dừa, được bán với giá US$ 7 triệu cho Verlinvest công ty. Bảy năm sau, 25% cổ phần nữa trong Vitacoco lại được bán tiếp cho Red Bull Trung Quốc khoảng US$166 triệu.

Các đấu thủ khác trong toàn trong ngành kinh doanh nước dừa bao gồm Coca-ColaPepsiCo, cùng hơn 200 nhãn hiệu đang tiếp thị nước dừa.


Một loại cây trồng cốt yếu

Nhưng cũng có một mặt khác của câu chuyện. Dừa là một trong 35 loại cây lương thực được liệt kê trong Phụ lục 1 của Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật cho lương thực và nông nghiệp và được coi là trọng yếu đối với an ninh lương thực toàn cầu. Trong năm 2014, Tổ chức Lương Nông (FAO) ước tính sản lượng toàn cầu là 61,5 triệu tấn.

Đây là loại cây trồng mưu sinh quan trọng cho hơn 11 triệu nông dân, hầu hết họ là tiểu chủ, trồng dừa trên khoảng 12 triệu ha đất ở ít nhất 94 quốc gia trên toàn thế giới. Cây dừa là phổ biến được biết đến như là "Tree of Life" (cây của cuộc sống)- tất cả các bộ phận được đều hữu ích.

Sản phẩm chính là cơm dừa - thịt khô bên trong của hạt, sử dụng cho dầu - và vỏ dừa, cung cấp một nguồn quan trọng chất xơ. Gần đây hơn, như chúng ta đã thấy, có nhu cầu cao đối với nước dừa ngọt và dầu dừa tinh khiết.

 
Dây bện từ vỏ của giống dừa niu magi magi trên đảo Taveuni, Fiji, 2012. Cogent / Roland Bourdeix, tác giả cung cấp

Dừa già (mature) lột vỏ nguyên trái được xuất khẩu và bán cho các nhà máy sản xuất dừa nạo sấy (desiccated coconut) và nước cốt dừa [sệt] (coconut cream). Ít nhất một nửa số dừa được tiêu thụ tại địa phương.


Sự đa dạng về di truyền

Trãi qua nhiều thiên niên kỉ, con người-đã dần dần chọn lọc và duy trì nhiều loại giống dừa, dùng cho nhiều mục đích.
 

Sự đa dạng của các loại trái cây dừa trong ngân hàng gen ngoài vùng (ex situ) dừa. Roland Bourdeix

Điều này đã dẫn đến một sự đa dạng lạ thường về hình thái, biểu hiện trong dãi màu sắc, hình dạng và kích cỡ của trái. Nhưn chừng mức của sự đa dạng này phần lớn không rõ ở mức độ toàn cầu. Môt khối lượng lớn các công việc đã đi vào việc trồng dừa của nông dân nhiều thiên niên kỉ, và của các nhà khoa học trong thế kỉ 20, vẫn còn bị đánh giá thấp đáng kể.

Các giống dừa hiếm nhất, ví dụ như dừa có sừng, được trồng và bảo tồn trên đảo Tetiaroa và ở Ấn Độ, không phải là, thậm chí bị nhiều người không nhận ra là dừa, đặc biệt là người phương Tây.


Bảo tồn dừa

Sự đa dạng di truyền tìm thấy trong các quần thể và các giống dừa , được các nhà khoa học gọi là "mầm nguyên sinh" (germplasma), được bảo toàn bởi hàng triệu nông dân nhỏ.

 
Một thiếu niên Samoa giữ giống dừa niu afa nổi tiếng. Roland Bourdeix

Một số sáng kiến đã được đưa ra để nhìn nhận và hỗ trợ vai trò của những người nông dân này, và để duy trì em qua việc thúc đẩy các cách tiếp cận quản lí cảnh quan, như là khái niệm Polymotu ("poly" nghĩa là nhiều, và "motu" nghĩa là hòn đảo trong tiếng Polynesia.)

Khái niệm Polymotu lợi dụng sự cô lập về địa lí hoặc sinh sản của các loài khác nhau trong việc bảo tồn và tái sinh sản các giống thảo mộc và thậm chí động vật riêng lẻ.

Trong một dự án do Cộng đồng Thái Bình Dương đứng đầu và được Quỹ Đa dang giống cây trồng toàn cầu (Global Crop Diversity Trust) tài trợ, hai hòn đảo nhỏ ở Samoa-gần đây đã-được trồng lại với giống niu afa truyền thống nổi tiếng, cho ra các loại trái cây dừa lớn nhất trên thế giới, với chiều dài hơn 40 cm.

Đáng buồn là dừa có  nguy cơ tuyệt chủng. Một trong những thách thức chính của việc trồng dừa là sự tồn tại của các bệnh gây chết cây, đang nhanh chóng lan rộng và giết chết hàng triệu cây dừa. Đại dịch này được gọi là bệnh vàng lá độc hại (lethal yellowing disease).

Bệnh này đang tàn phá các nước châu Phi (ở Tanzania, Mozambique, Ghana, Niger ia, Cameroon, Bờ Biển Ngà [Côte d’Ivoire]), và cũng ở cả châu Á (Ấn Độ), Bắc Mỹ (Mexico, vùng Caribbean, Florida) và , khu vực Thái Bình Dương (Papua New Guinea và có thể quần đảo Solomon).

 
Sự đa dạng di truyền về bông hoa của các giống dừa được trưng bày tại Trung tâm Nghiên cứu Marc Delorme, Bờ biển Ngà. COGENT, Tác giả cung cấp

Tính đa dạng đang bị đe doạ

Nhiều giống dừa thể là rất trọng yếu cho tương lai nông nghiệp đang dần biến mất do kiến thức truyền thống bị thui chột, các chuyển đổi nhanh chóng trong khu vực nông nghiệp, biến đổi khí hậu và tây âu hoá.

Do tính dễ bị phá vở của các hệ sinh thái đảo, khu vực Thái Bình Dương có lẽ là vị trí bị thiệt hại cao nhất.

Trong một khảo sát gần đây ở quần đảo Cook, với khó khăn đáng kể, chúng tôi đã thành công trong việc định vị một cây dừa vỏ ngọt, có tên địa phương là niu mangaro . Đây là một dạng dừa hiếm bị đe dọa.

Vỏ trái dừa lúc chưa khô (ripe) mà ở các loài khác thường cứng và dai bền, lại mềm, ngọt ăn được . Có thể ăn nó như ăn mía. Khi trái khô, các sợi vỏ có màu trắng và mịn.

 
So sánh vỏ của một trái dừa bình thường (trái) và một vỏ của trái dừa ngọt hiếm (phải). Roland Bourdeix

Khảo sát của chúng tôi được thực hiện cùng với một nhân viên nông nghiệp của chính phủ. Trong lúc làm khảo sát, ông lấy một trái dừa mềm và bắt đầu nhai vỏ của nó. Sau đó, ông dừng lại, nói với tôi, "Tôi không muốn mọi người vào đây thấy tôi ăn dừa niu mangaro, vì họ sẽ nói rằng tôi là một người nghèo."

Việc tiêu dùng các giống truyền thống bị vẫn cảm nhận như kỳ thị xã hội, không đi theo cách sống "hiện đại". Mặt khác, việc tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu được coi là một dấu hiệu của tính hiện đại và giàu có.

Trong một khảo sát khác thực hiện năm 2010 tại đảo Moorea, một nông dân Polynesian phỏng vấn về giống có vỏ ngọt, có tên là kaipoa (Bến Tre gọi là dừa bông -ND) ở đó, nói với tôi

Tôi có một cây dừa kaipoa trong vườn, nhưng tôi đã đốn nó hai năm trước ... Hơn mười năm qua, tôi chẳng thu hoạch được dù chỉ một trái nào: tất cả đều bị trẻ con lân cận đánh cắp và ăn.

Như vậy, một giống dừa truyền thống vẫn được thế hệ người Polynesia kế tiếp đánh giá cao, nhưng nông dân không ý thức được sự hiếm hoi và giá trị của nguồn giống này.
Bệnh vàng lá độc hại ở Bờ biển Ngà: tình trạng khẩn cấp. Một đoạn video từ Diversiflora International.

The Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến bảo tồn dừa-đã-từng là chủ đề của cuộc thảo luận tại hai cuộc họp quốc tế vào năm 2016 tổ chức bởi Cộng đồng dừa châu Á và Thái Bình Dương tại Indonesia và Viện nghiên cứu Trung ương về các loại cây trồng ở India.

Các thảo luận bàn về các ràng buộc và các lợi thế liên quan đến sinh học dừa; liên kết với việc bảo tồn trong các ngân hàng gen của các việc tại chỗ ; kiến thức của nông dân về sinh học sinh sản của giống cây trồng của họ; động lực  kinh tế xã hội; và các biện pháp chính trị.
 
Vườn ương dừa từ giống lùn xanh (Green Dwarf) để sản xuất nước dừatại Brazil. Roland Bourdeix, Tác giả cung cấp


Ngành kinh doanh to, nhưng tiền cho nghiên cứu nhỏ

Mạng lưới nguồn gen di truyền dừa (International Coconut Genetic Resources Network / COGENT) hiện nay bao gồm 41 nước-sản xuất dừa, chiếm hơn 98% sản lượng toàn cầu. Hoạt động của nó tập trung vào bảo tồn và nhân giống các giống cây dừa.

Mầm nguyên sinh dừa có khoảng 400 giống (variety) và 1600 loài địa phương (accession) có trong 24 ngân hàng gen. Các loài địa phương là các đơn vị cơ bản của các ngân hàng gens.

Trong trường hợp cây dừa, mỗi loài địa phương thường cấu thành từ 45-150 cây, tất cả đều được lấy từ cùng một địa điểm. Chúng được lập thành hồ sơ trong một Cơ sở dữ liệu tài nguyên di truyền dừa (Coconut Genetic Resources Database) và một catalogue cấp toàn cầu.

COGENT cũng tiến hành việc sắp xếp thứ tự (sequencing) bộ gen (genome) dừa, trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức nghiên cứu tại Bờ biển Ngà, PhápTrung Quốc.

 
Trồng rau cải trong một vườn dừa bị bệnh vàng lá độc hại tàn phá ở Ghana. Roland Bourdeix

Dù thị trường toàn cầu đang có xu thế gia tăng, nhiều nông dân trồng dừa vẫn chưa được tổ chức đúng mức, và đầu tư vào nghiên cứu dừa là vô cùng ít ỏi.

Đầu tư hàng năm khoảng $US 3 đến US$ 5 triệu trong nghiên cứu công cộng quốc tế sẽ là đủ để giải quyết hầu hết những thách thức của việc canh tác dừa. Nhưng các công ty tư nhân hưởng lợi từ sự bùng phát của thị trường vẫn còn tham gia ít ỏi vào việc tài trợ nghiên cứu.

 
Những người thu hoạch dừa nhảy chuyền giữa các thân cây dừa ở Ghana. Roland Bourdeix

Dừa là loại cây lâu năm, cho trái cây quanh năm, nhưng cần một thời gian dài để phát triển. Các nhà đầu tư, quan tâm  hơn đến việc thu lợi nhanh, vẫn còn miễn cưỡng để tài trợ cho các chương trình nghiên cứu mười năm vốn thường cần thiết để giải quyết có hiệu quả những thách thức của việc nghiên cứu dừa.

Ở những nước sản xuất dừa, ngân hàng gen ít nguồn giống và phòng thí nghiệm thiếu ngân sách, lao động, thiết bị và đào tạo kỹ thuật cần thiết cho việc tiến hành việc thụ phấn bằng tay có kiểm soát đòi hỏi cho việc tái tạo các tế bào mầm, và cho việc thực hiện các hoạt động như thu thập, phận loại và nhân giống.

Các nhãn hiệu nước dừa sẽ chỉ làm ra hàng nghìn tỉ chừng nào mà dừa còn đầy rẫy và đa dạng. Quan trọng hơn, người dân trên khắp thế giới dựa vào sự an toàn của loại cây trồng thiết yếu này. Bảo đảm an toàn cho tương lai của nó phải là một ưu tiên cho tất cả những ai canh tác, ăn và thu lợi từ dừa.